Quirk là nhân tố không thể thiếu trong xã hội My Hero Academia, càng về sau, cảm xúc càng góp phần quan trọng vào cơ chế hoạt động của Quirk.
Quirk trong My Hero Academia là một thế giới cực kỳ rộng lớn. Mỗi Quirk lại có công dụng và cơ chế hoạt động riêng biệt. Tuy nhiên, trong các chap manga mới ra gần đây, cách thức hoạt động của chúng có phần thay đổi. Vào lúc đầu, muốn mạnh hơn thì ai cũng phải luyện tập. Và việc tiến hóa năng lực là điều gần như không thể xảy ra. Mặc dù vậy, với mức độ đen tối gia tăng đột biến trong series, cảm xúc con người nơi đây dần được đẩy lên cao trào. Đó cũng chính là điều kiện để các Quirk có thể tiến hóa.
Mặc dù vậy, đa phần công dân sống tại thế giới My Hero Academia lại không biết về cơ chế của Quirk. Điều này có vẻ hơi khó hiểu khi đây là xã hội siêu anh hùng, với 80% dân số có siêu năng lực. Nhưng để giải thích thì cũng không khó lắm. Nói đúng ra thì xã hội trong series này coi Quirk là điều hiển nhiên. Do vậy, ảnh hưởng của cảm xúc lên năng lực là điều ít người quan tâm đến, dù nó là có cơ sở. Ví dụ như trong Quirk Blackwhip từ One For All hoặc Stress của Re-Destro. Để tận dụng chúng hiệu quả, người dùng phải biết điều khiển cảm xúc của mình. Nếu không, hậu quả sẽ cực kỳ khó lường. Một ví dụ khác ở đây là Dark Shadow của Fumikage Tokoyami. Con quái vật bóng tối từ năng lực này sẽ dần mất kiểm soát khi cậu chịu những xúc cảm tiêu cực quá nhiều. Và tất nhiên chúng ta không thể không nhắc đến việc một vài Quirk có khả năng tác động lên cảm xúc con người. Xét theo những điều trên, giả thuyết về mối liên hệ giữa cảm xúc và siêu năng lực hoàn toàn có tiềm năng áp dụng được với tất cả mọi con người trong vũ trụ My Hero Academia.
Ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tầm ảnh hưởng của cảm xúc lên Quirk là trong My Hero Academia: Vigilantes. Tại đây, nhân vật chính Koichi Haimawari đã liên tục có những pha bứt phá sức mạnh. Hầu như các lần cậu làm được điều này là ở trong những tình huống hiểm nghèo. Ví dụ như bạn bè, người thân gặp nguy hiểm chẳng hạn. Gần đây, Koichi có thể thực hiện những cú bật nhảy cực cao và xa. Nếu có ý chí đủ mạnh, cậu hoàn toàn đủ sức bật nhảy được rất nhiều cú trên không trung. Điều này cho phép cậu tiến đến bệnh viện với tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này chứng tỏ rằng, cơ chế tiến hóa Quirk có liên quan tới cảm xúc của cá thể sở hữu năng lực. Ngoài ra, nếu nhắc tới tiến hóa siêu năng mà quên Himiko Toga thì cũng khá phí phạm. Gần đây, Toga đã có khả năng dùng Quirk của những mục tiêu bị cô giả mạo. Thật lòng mà nói thì Quirk Transform của cô ta hiện tại chẳng khác gì All For One thứ hai.
Những trường hợp tiến hóa Quirk hoạt động trong My Hero Academia rất hiếm. Tuy nhiên, chẳng ai xác nhận rằng một số năng lực nơi đây không thể tiến hóa. Có lẽ điều này không xảy ra với người thường vì họ chẳng thể tập luyện để năng lực của bản thân đạt tới giới hạn. Hoặc đơn giản là họ chưa bao giờ rơi vào trạng thái cảm xúc cực hạn để kích hoạt cơ chế tiến hóa Quirk. Vì thời All Might còn là Biểu tượng hòa bình thì tội phạm chẳng tên nào dám làm loạn. Yên bình quá lâu thì sao đẩy người ta đến cực hạn của cảm xúc được?
Tiện đây thì có thể mọi người sẽ thắc mắc về trường hợp của nhân vật Koichi Haimawari. Năng lực cho phép cậu bật nhảy trên không trung có liên quan tới Quirk Slide and Glide. Có vẻ nó chỉ là một dạng sử dụng khác của năng lực gốc. Nên rất khó có thể gọi là tiến hóa. Thậm chí, Koichi vẫn chưa xuất hiện lấy một lần trong mạch truyện chính. Nhưng trường hợp của Deku thì khác. Cậu dần mở khóa được các năng lực ẩn trong One For All. Cái này thì chắc chắn là tiến hóa Quirk rồi.
Các chap gần đây của My Hero Academia đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề mới. Nó liên quan trực tiếp đến Shigaraki Tomura – thủ lĩnh hiện tại của Liên minh Tội phạm. Rất có thể, cơ chế tiến hóa của Quirk All For One có liên quan tới những cảm xúc tiêu cực của Tomura. Thế nhưng, không phải bản tiến hóa nào cũng tốt. Mọi người nên nhớ rằng All For One đang dần chiếm quyền điều khiển cơ thể của Tomura. Và bản tiến hóa lần này sẽ mang cho chủ sở hữu trước (nếu kẻ đó còn sống) quyền kiểm soát cơ thể kẻ được trao năng lực tiếp theo. Thế nên câu All For One bảo Tomura là “người kế tiếp” cũng chẳng có ý tốt nào. Tomura cũng chỉ là nạn nhân tiếp theo bị hắn chiếm giữ cơ thể thôi.
Phá vỡ giới hạn trong những tình huống khó khăn là điều khá phổ biến trong các anime shonen. Thế nhưng, cơ chế tiến hóa Quirk trong My Hero Academia vẫn là một ý tưởng độc đáo. Vì người hâm mộ chẳng thể biết liệu nhân vật mình yêu thích sẽ tiến hóa theo hướng nào trong tương lai. Mọi người nghĩ sao về điều này? Hãy viết ý kiến!
My Hero Academia: Sức mạnh cũng có thể phải chịu thua trí tuệ