Bằng cách bắt chước lại các đặc điểm giải phẫu học của động vật, một họa sĩ Nhật Bản có tên là Satoshi Kawasaki đã tạo ra những phiên bản “người lai” đặc biệt bằng những hình minh họa so sánh giải phẫu người và động vật, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn trực quan về cơ thể các loài chim, thú, bò sát…
Những hình ảnh này thực sự rất thú vị đấy, mời các bạn xem ở dưới đây nhé!
1. Con người và loài rùa
Bộ xương của con rùa khá độc đáo. Gần như toàn bộ phần mai rùa được tạo thành từ phần giáp che ngực, đó là sự kết hợp giữa xương sườn cùng xương vai và xương chậu. Dựa trên đặc điểm về giải phẫu học này chúng ta sẽ có được một hình thái chuyển đổi của con người như được mô tả ở trên.
2. Con người và hồng hạc
Hồng hạc thường đứng và ngủ trong tư thế một chân và có cái cổ rất dài. Chính vì hình dạng cơ thể của hồng hạc đặc biệt như vậy mà họa sĩ đã vẽ một hình ảnh minh họa về bộ xương hồng hạc nếu một người tạo dáng khi đứng bằng một chân.
3. Con người và ngựa
Qua quá trình tiến hóa, loài ngựa đã “mất” tất cả các ngón chân trừ ngón giữa, để có thể chạy với tốc độ cao trong một thời gian dài.
4. Con người và chim cánh cụt
Phần ngực lớn một cách bất thường, cùng đôi chân thu ngắn lại chính là những điểm thay đổi dễ nhận thấy nhất. Khi một người được mang trong mình hình thái giải phẫu học của chim cánh cụt thì sẽ giống như ở trên.
5. Con người với đôi chân của động vật
Với cấu trúc đặc biệt, chúng ta thường nhầm lần hai bộ phận là đầu gối và mắt cá trên chân của các loài động vật. Bức hình minh họa trên đây sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách trực quan và dễ hiểu nhất về sự khác biệt giữa đôi chân của con người và động vật.
6. Con người với cánh tay giống chi trước của động vật
Có nhiều môi trường sống khác nhau trên Trái đất như đồng cỏ, rừng, núi, biển, bầu trời và lòng đất. Các loài động vật đã thích nghi và tiến hóa với các môi trường khác nhau mà chúng sinh sống. Bộ phận cơ thể cho thấy sự thay đổi nhiều nhất trong sự thích nghi đó là "chi trước" (cánh tay). Và hình ảnh trên là những gì sẽ xảy ra nếu cánh tay của con người được tái tạo lại với bộ xương chi trước của các loài động vật khác nhau.
7. Cánh tay con người và cánh dơi và cánh chim
Hình minh họa "Tái tạo cánh tay con người giống cánh dơi" mà tôi đã làm cách đây rất lâu là sai. Điều sai là xương cổ tay (xương ở mu bàn tay) là một phần của ngón tay. Và tôi cũng đã vẽ "Hình minh họa của cánh chim với cánh tay của con người."
8. Con người và thỏ
Thỏ luôn khom lưng nên khi bộ xương lưng dường như sẽ tạo ra rất nhiều gánh nặng cho bạn.
9. Con người và chim
Trong thần thoại Hy Lạp, Harpy là nữ yêu quái mình người cánh chim. Theo miêu tả, quái vật này có đầu của phụ nữ, chân và cánh của loài chim. Họa sĩ Nhật Bản đã cố gắng vẽ cấu tạo cơ thể của nữ yêu quái này với cơ sở là bộ xương của một con chim (không có xương cụt, đầu người) và cơ thể người.
10. Con người và voi, lạc đà
Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng loài voi lại đứng trên những đầu ngón chân của mình. Trong khi đó, tư thế đứng của lạc đà lại có nhiều điểm tương đồng với các vũ công múa Bale. Đương nhiên, để hỗ trợ cho việc chống đỡ một khối lượng cơ thể rất lớn, bàn chân của hai loài này còn phát triển một “đệm” thịt bên dưới.
11. Con người có ngực như chim bồ câu
Nếu con người có phần ngực giống như chim bồ câu thì sẽ thế này.
12. Con người và vỏ sò
Khi đốt nóng động vật có vỏ (hai mảnh vỏ), chiếc vỏ sẽ mở ra. Vỏ được đóng lại bởi một cơ gọi là cơ sò (cơ đóng), và khi cơ được nới lỏng, vỏ sẽ mở ra. Khi đun nóng, protein trong cơ thịt biến đổi và sự kết dính giữa vỏ và sò điệp bị bong ra, do đó vỏ sò sẽ mở bung ra.
13. Cánh tay con người với cánh dơi và cánh khủng long
Sự khác biệt giữa cánh dơi và cánh khủng long khi được mô phỏng lại bằng cánh tay con người.
14. Con người và cá heo
Có hai cách để truyền âm thanh đến tai. Âm thanh truyền qua rung động không khí là “âm thanh dẫn truyền trong không khí”. Âm thanh truyền qua rung động của xương là “âm thanh dẫn truyền qua xương”. Cá heo khi ở trong nước lắng nghe âm thanh thông qua âm thanh dẫn truyền qua xương. Beethoven bị điếc khi còn là một nhạc sĩ, nhưng ông đã vượt qua nó nhờ sự dẫn truyền của âm thanh qua xương.
Nguồn ảnh: Satoshi Kawasaki