Nếu không gián tiếp giết chết nhân vật này, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể đã thành công

Nhân vật này đã chết bởi một câu nói của Gia Cát Lượng.

Trung Quốc có một bề dày lịch sử lâu đời, trong quá trình phát triển của lịch sử Trung Hoa, cũng đã sản sinh ra nhiều lớp người tài giỏi, để lại cho thế hệ sau những ấn tượng rất sâu sắc, trong đó có những vĩ nhân vừa có tài vừa có đức, họ đã dựa vào sự đặc biệt độc nhất của bản thân để lưu lại dấu ấn đến ngàn năm.

Nổi bật trong số này phải kể đến Gia Cát Lượng.

Trong suốt cuộc đời phò tá cho Lưu Bị, cũng đã từng có người khiến Gia Cát Lượng không hài lòng và những người này nếu không chết, đã có thể thay đổi cục diện thời Tam Quốc rất nhiều.

Một trong số đó là Lưu Phong - con nuôi Lưu Bị. Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị phải loại bỏ nhân vật này, nếu không làm như thế, rất có thể chiến dịch Bắc phạt đã thành công.

Vậy rốt cuộc Lưu Phong có tài năng gì mà Gia Cát Lượng phải tính đến nước phải giết?

Lưu Phong không chỉ tài hoa thông minh hơn người, anh dũng thiện chiến mà cũng là một trong những tướng tài đắc lực của nước Thục.

Trong giai đoạn đầu nhà Thục Hán, vốn chẳng có ai để ý tới một tướng nhỏ vô danh như Lưu Phong, nhưng đến giai đoạn sau nhà Thục Hán, Lưu Phong đã thể hiện, phát huy được tài đức của bản thân, giúp ông trở thành một đại tướng quân trong lòng mọi người, được nhiều người đánh giá cao.

Bấy giờ nhiều người đều cho rằng, Lưu Phong chỉ cần rèn luyện thêm một thời gian nữa thì nhất định có thể trở thành một đại tướng quân lưu danh thiên cổ, từ đó có thể thấy được tài năng của Lưu Phong rất xuất chúng, không chỉ được thuộc hạ sùng bái ông mà ngay cả thượng cấp cũng rất xem trọng, tán dương ông.

Nếu không gián tiếp giết chết nhân vật này, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể đã thành công - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Lưu Phong trên phim.

Chúng ta đều biết Lưu Bị về già có một đứa con trai. Ban đầu Lưu Bị nhận nuôi Lưu Phong, rất có thể đã sắp xếp để truyền lại cơ nghiệp xuân thu của mình cho Lưu Phong, nhưng sau này, sự ra đời của Lưu Thiện đã khiến Lưu Bị thay đổi suy nghĩ này.

Lưu Phong thuở thiếu thời đã bộc lộ tài năng hơn người, cũng đã nhiều lần tham gia chinh chiến, lập được nhiều công lao. Nhưng khi Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Lưu Phong lại khoanh tay đứng nhìn từ chối giúp đỡ, làm trái mệnh lệnh, xem mệnh lệnh của Lưu Bị như gió thổi qua tai, không làm theo.

Hành động này cũng khiến Gia Cát Lượng không hài lòng. Ông cho rằng Lưu Phong quá thông minh, nếu như bảo thủ lại không nghe lệnh quân chủ, giữ lại ắt sẽ có họa về sau, cho nên nhất định phải loại bỏ người này. Đây chính là những lý do khiến Gia Cát Lượng nảy sinh suy nghĩ muốn diệt trừ Lưu Phong.

Gia Cát Lượng đã nói với Lưu Bị rằng: "Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự." Ý của câu này là: Lưu Phong có thực lực cũng rất mạnh, là con nuôi của Lưu Bị, mà Lưu Thiện con ruột ông lại có chút mềm yếu, sau này khi Lưu Bị chết đi, e rằng có thể sẽ xảy ra biến cố.

Sau câu nói này của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã ban chết cho Lưu Phong.

Giây phút trước khi chết, chính Lưu Phong cũng hối hận vì hành động mình đã làm. Ông nghĩ rằng nếu khi đó bản thân mình nghe theo mệnh lệnh của cấp trên thì đã chẳng rơi vào kết cục như thế này.

Còn Gia Cát Lượng cũng bởi vì mất đi một danh tướng như Lưu Phong, nên Bắc phạt mới liên tục thất bại, không giành được thắng lợi.

Có thể thấy rằng, trong lịch sử của Thục Hán, Lưu Phong quả thực giữ một vị trí thống lĩnh quan trọng. Sự tồn tại của ông thực sự có thể góp phần thay đổi thế cục của chính quyền Thục Hán về sau, chỉ tiếc là ông phải bỏ mạng quá sớm mà thôi.

Bạn nghĩ sao về điều này?

*Theo quan điểm của Sohu (Trung Quốc)