Tuổi thơ của rất nhiều cô gái, hay thậm chí là cả các chàng trai từng gắn liền với những câu chuyện cổ tích mộng mơ cùng sự xuất hiện của những nàng công chúa Disney quen thuộc. Thế nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu nhận ra rằng những hình ảnh đã từng là một phần thơ ấu của mình trên thực tế lại không hoàn toàn chính xác? Hay nói cách khác, Disney đã thay đổi phục trang, tên gọi cũng như một phần diện mạo của những người đẹp trong quá trình xây dựng nhân vật, để mỗi nàng công chúa trở nên quen thuộc, gần gũi và lung linh hơn trong mắt những khán giả trẻ tuổi của mình.
1. Trang phục của nàng Bạch Tuyết không thực sự tươi sáng như trên phim
Theo như miêu tả trong phim, nàng Snow White (Bạch Tuyết) sống ở Đức vào thế kỷ thứ 16. Trên màn ảnh, Snow White trở nên khá quen thuộc trong ký ức nhiều người với bộ trang phục tươi sáng, chiếc áo choàng đỏ chót phối cùng chiếc băng đô cùng màu và bộ váy áo màu xanh - vàng rực rỡ. Tuy nhiên, tại Đức vào thời gian này, phụ nữ thường mặc trang phục cao cổ tối màu. Họ cũng thường đeo cài tóc và buộc tóc gọn gàng.
Công chúa Bạch Tuyết mà sát với lịch sử chắc không khiến các bạn trẻ ấn tượng như hình ảnh Disney đã tạo ra đâu nhỉ?
2. Công chúa tóc mây Rapunzel với bộ trang phục kiêu sa thời bấy giờ
Nàng công chúa với bộ tóc siêu dài Rapunzel cũng sống ở giữa thế kỷ 16 tại Đức, cùng thời với công chúa Bạch Tuyết. Khác với chiếc đầm tím mộng mơ đơn giản và quen thuộc trên phim, phụ nữ tại Đức thời này thường vận trang phục kiêu sa hơn gọi là áo dài Cranach, hay áo dài Saxon Đức.
Trang phục sát sử khiến nàng Rapunzel trông thật kiêu sa và thời trang.
3. Người đẹp ngủ trong rừng Aurora với trang phục cài nút
Nàng công chúa bị dính lời nguyền Aurora có nhan sắc đẹp tuyệt trần nên dù mặc một bộ đầm đơn giản cũng đủ khiến mọi người điêu đứng. Thế nhưng trong lịch sử, phụ nữ sống vào thế kỷ thứ 14 tại nước Pháp xinh đẹp như Aurora sẽ ưu tiên chọn những trang phục ôm sát người được may sẵn cùng hàng nút kéo dài. Loại phục trang này còn được gọi là Cotehardie.
Nàng Aurora này có phải là cô công chúa mình đã rất quen thuộc không nhỉ?
4. Công chúa Jasmine tên thật là Badroulbadour
Trong nguyên tác, công chúa Jasmine của chàng Aladdin tên thật là Badroulbadour. Để khiến cô trở nên quen thuộc hơn với khán giả, Disney đã “hóa phép” để đổi tên cho cô, đồng thời để cô mặc một chiếc áo ngắn hơn so với bộ trang phục rộng rãi và mát mẻ của đất nước Ba Tư trong bản gốc.
Trang phục rộng rãi và mát mẻ của công chúa Jasmine trong nguyên gốc rất thích hợp với khí hậu nóng bức ở Ba Tư.
5. Pocahontas nguyên gốc nhỏ tuổi hơn bản điện ảnh
Công chúa Pocahontas cũng được Disney đổi tên từ tên gốc Matoaka, nghĩa là “đóa hoa nhỏ giữa hai dòng suối” - cái tên phần nào nói lên tính cách quật cường và phóng khoáng của cô thủ lĩnh da đỏ. Trên màn ảnh, Pocahontas đang tuổi đôi mươi - độ tuổi đẹp đẽ, sung sức nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, trong bản gốc cô chỉ chừng 10 - 12 tuổi, mặc áo da hươu, đeo dây chuỗi lớn quanh cổ và tóc thắt gọn gàng.
Có lẽ Disney cảm thấy hình tượng gốc của Pocahontas chưa đủ mạnh mẽ và cứng cáp chăng?
6. Nữ hoàng Băng Giá Elsa nên khoác một chiếc áo choàng cầu kỳ hơn
Trong phim, dù phục trang của Elsa được thiết kế khá cầu kỳ với những đường thêu tinh xảo nhưng vẫn không hoàn toàn giống với thực tế. Phụ nữ sống vào giữa thế kỷ 18 thường vận những chiếc đầm bóng xa xỉ thời Victoria, vì thế trang phục thêu lúc bấy giờ chưa thịnh hành. Ngoài ra, trên cương vị là một tân nữ hoàng, Elsa nên khoác một chiếc áo choàng cầu kỳ hơn chiếc mà cô đã sử dụng trong phim.
Tuy nhiên trên phim ảnh, Elsa đã quá “ngầu” trong mắt các fans hâm mộ rồi.
7. Nàng tiên cá Ariel với chiếc áo hở vai
Mái tóc đỏ rực, khuôn mặt xinh xắn cùng chiếc nơ “siêu to khổng lồ” đã làm nên thương hiệu của nàng tiên cá Ariel trong mắt các khán giả nhí. Tuy chưa có ai thực sự trông thấy những mỹ nhân ngư ngoài đời, nhưng vào thời của Ariel - thế kỷ thứ 17, phụ nữ thường mặc những chiếc đầm hở vai cùng tay áo phồng trông vô cùng nữ tính.
Nếu nàng tiên cá Ariel thực sự mặc như trong lịch sử, có lẽ cô sẽ trông giống một nữ bá tước sang chảnh hơn là một người cá thân thiện với mọi người.
8. Mái tóc của Lọ Lem Cinderella vốn không vàng như trên phim
Ban đầu, mọi người tin rằng chuyện về nàng Cinderella bắt đầu xuất hiện và được lan truyền rộng rãi vào thế kỷ 18, nhưng có vẻ như nó bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 206 TCN. Tuy nhiên, nếu xét vào thế kỷ 18, Cinderella có lẽ sẽ là một nàng công chúa tóc nâu hoặc tóc đen vì vàng không phải là màu sắc thịnh hành lúc bấy giờ.
Cinderella mà nhuộm tóc đen trông chẳng quen mắt tí nào, bạn nhỉ?
9. Hoa Mộc Lan với trang phục xếp ly cầu kỳ và lối trang điểm đậm
Hoa Mộc Lan kể về một cô gái dũng cảm ở Trung Quốc thời Bắc Ngụy đã giả trai để thay cha đi tòng quân. Mộc Lan mang theo khát vọng của phụ nữ Trung Quốc thời bấy giờ về sự mạnh mẽ, tháo vát, tự lập và bình đẳng với nam nhi. Phụ nữ thời bấy giờ ở Trung Quốc thường mặc áo xếp ly thắt eo, phần tay áo rất rộng cùng khuôn mặt trang điểm đậm, sáng sủa và vui tươi.
Tạo hình sát sử của Mộc Lan trông như những phi tần trong phim cung đấu ngày xưa thế nhỉ?
10. Nàng Belle sát sử nên đội tóc giả và sử dụng trang phục “chanh sả” hơn
Cuối cùng là nàng Belle trong phim Người đẹp và Quái vật. Tạo hình của cô được nhận xét là sát với lịch sử hơn những nàng công chúa còn lại, tuy nhiên trang phục của nàng vẫn còn hơi đơn giản và thiếu thời thượng. Phụ nữ Pháp thế kỷ 18 thường đội tóc giả, điểm xuyết thêm hoa, ruy băng, lông vũ và nữ trang khắp người để thể hiện sự cao quý.
Nàng Belle bên phải trông vô cùng quý phái và thời thượng.
Thăm dò ý kiến
Bạn thích tạo hình gốc hay trong phiên bản hoạt hình hơn?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.