Là bối cảnh trong không ít phim nhưng TP.HCM trên màn ảnh Việt chưa được khắc họa trực diện, rõ nét và tương xứng với vị thế vốn có của vùng đất này. Nhưng với Lụa của đạo diễn Trần Đức Long do Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) sản xuất dài 31 tập, khán giả sẽ chiêm ngưỡng một đô thị lớn nhất Việt Nam về đêm, dưới ánh đèn vàng thân quen, có những người trẻ ôm ấp ước mơ, khát vọng vào đời nhưng cũng có người sớm "thấm đòn" với vết thương lòng, vấp váp, chơi vơi trong hành trình trưởng thành.
Với những cú máy đẹp, vùng đất thân quen này hiện lên qua khu chung cư cũ lẫn hiện đại, bảo tàng, những ngôi chùa cổ, góc nhà thờ, tiệm cà phê, sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, chợ Bến Thành… Để đưa Sài Gòn vào phim không phải việc dễ dàng, và nhà sản xuất Lụa phải có hiểu biết nhất định, có nghiên cứu, tìm tòi, có tình yêu đối với vùng đất này mới kể được câu chuyện chạm cảm xúc người xem. Một câu chuyện không dàn trải, kể lể mà nêu bật nét riêng, đặc thù để nhìn là thấy và hiểu ngay về Sài Gòn mà không nhầm lẫn với bất kỳ địa phương nào khác. Xem Lụa, một Sài Gòn năng động, lung linh hiện lên trong từng khung hình. Tòa nhà, góc phố, quán ăn, văn phòng… đã tạo nên những vẻ đẹp hiện đại nhưng rất thơ của Sài Gòn.
Sông Sài Gòn một mình vẫn chill
Một góc văn phòng công ty nhìn qua cầu Thủ Thiêm
Khi nhân vật chính thất tình, nhìn qua sông Sài Gòn đếm số tầng Landmark 81
Cảnh các nhân vật trò chuyện, xa xa bên cửa sổ có toà nhà cao cao
Tình yêu thời nay vẫn hẹn ở công viên Tao Đàn, không chỉ có không gian tươi mát rợp bóng cây xanh mà nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử nổi tiếng
Nhân viên cấp cao thì phải ăn ở nhà hàng cao cấp
Thả hồn từ view đẹp chung cư cao cấp
Bàn chuyện đại sự mà view đẹp vầy cũng đỡ căng thẳng
Cư xá cũ nhưng rất "art" khi lên hình, phù hợp tâm trạng khi thất tình
Sài Gòn lung linh trong con mắt kẻ si tình
Bộ phim hiện mới đi được 1/4 chặng đường, chắc chắn sẽ còn nhiều hình ảnh đẹp từ bộ phim truyền hình Việt được quay dựng như phim điện ảnh. Để người Sài Gòn luôn tự hào nơi mình đang sống.