Cái chết dã man của nữ quỷ Susamaru do lời nguyền của Muzan
Weekly Shonen Jump là tạp chí tuần san truyện tranh vốn hướng tới độc giả thanh thiếu niên. Bởi vậy, những gì các tác giả thể hiện cũng phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của cả những độc giả trong độ tuổi học sinh. Trước khi có được hit đình đám Kimetsu no Yaiba như hiện nay, nhiều bản thảo của tác giả Gotouge đã bị từ chối vì phong cách khá quái dị. Cùng xem lại những bản thảo cũ của bộ truyện để biết đến phong cách "gốc" của tác giả nhé!
1. Truyện ngắn tiền đề Kagarigari
Đây không hẳn là bản thảo cũ của Kimetsu no Yaiba nhưng là nguồn gốc xuất phát của bộ truyện. Với one-shot Kagarigari, tác giả đã chiến thắng cuộc thi dành cho các tác giả trẻ do Shonen Jump tổ chức năm 2013. Là truyện đầu tay nên tác phẩm này có thể coi là thể hiện nguyên bản phong cách của Gotouge nhất.
Trang bìa của Kagarigari mang hơi hướng truyện kinh dị kiểu cũ
Nhân vật nam chính của truyện ngắn Ka Gari Gari, tiền thân của Kimetsu no Yaiba vốn là một đứa trẻ sắp chết đói được một kiếm sĩ già nhặt về nuôi. Ông cụ đổi nắm cơm để nhận về một đứa trẻ sẵn sàng bán mạng diệt quỷ. Trong hồi ức của nhân vật chính, dường như động lực chính khiến cậu đi theo con đường trắc trở này là sự mang ơn với người thầy của mình.
Cuộc gặp gỡ của nam chính Kagarigari với vị ân sư và cuộc thi tuyển đẫm máu
Tại cuộc tuyển chọn tư cách thợ diệt quỷ, nam chính bị thương nặng suýt chết. Vết sẹo ngang mặt và một cánh tay cụt là thương tật từ kỳ thi đó.
Cậu chém quỷ như kẻ đồ tể xử lý tảng thịt, hoàn toàn vô cảm với đối tượng của mình, từng nhát kiếm vung lên không hề mang bất cứ xót thương nào. Con quỷ tấn công cậu, cậu chém bay hai cánh tay hắn, hủy đi sức tấn công. Con quỷ trốn chạy, cậu đuổi theo và chặt phăng hai cẳng chân, loại bỏ khả năng chạy trốn. Sau cùng đầu của hắn rơi khỏi cổ, không kịp mở miệng cảm thán lấy một từ.
Chém giết không khoan nhượng, không suy tư
2. Bản thảo Kisatsu no Nagare
Đây vốn là những bản phác thảo phát triển lên từ truyện ngắn Kagarigari và cũng chính là phiên bản đầu của Kimetsu no Yaiba. Nếu so sánh tạo hình nhân vật chính của hai bộ này thì ta dễ dàng nhận thấy nam chính ở Kisatsu no Nagare đã được "cải tiến" hơn. Cải tiến thế nào nhỉ? Đó là tỉa lại tóc và… chặt thêm hai chân!
Trái: Kisatsu no Nagare – Phải: Kagarigari
Giống như trong Kagarigari, nam chính của Kisatsu no Nagare cũng là một đứa trẻ mồ côi được vị kiếm sĩ già nhặt về rồi huấn luyện thành thợ săn quỷ. Để tăng độ bị thảm, tác giả sắp xếp cho nam chính bị cào nát mặt, một tay và hai chân bị chặt mất mà vẫn cố vác theo một kiếm sĩ bị thương. Cả hai bò lê lết trong rừng đến khi sống sót qua cuộc thi.
Vài cảnh trong Kisatsu no Nagare
Thực tế cả Kagarigari lẫn Kisatsu no Nagare đều được ban biên tập đánh giá là có tiềm năng, mang đậm phong cách riêng nhưng lại khá khó để "thấm". Nhất là khi đối tượng độc giả của Weekly Shonen Jump đa phần là thanh thiếu niên.
Bởi vậy, tác giả Gotouge đã được khuyên là nên đổi nhân vật trung tâm sang một nhân vật nào đó bình thường hơn. Việc chọn cậu bé bán than Tanjiro giản dị với tấm lòng bao dung đã hoàn toàn chuyển dịch không khí của câu chuyện vốn luôn luôn u ám và sặc mùi máu. Và đó là cách mà Kimetsu no Yaiba ra đời!
Bạn đọc có thể thảo luận về Kimetsu no Yaiba cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.