Từ xa xưa, người ta thường gọi “Hoàn phì, Yến sấu” để miêu tả những cô gái đẹp. Trong đó, “Hoàn phì” là Dương Ngọc Hoàn (hay Dương Quý Phi), còn “Yến sấu” là Triệu Phi Yến. Đối với những khán giả của màn ảnh Trung Quốc, chắc hẳn không còn quá xa lạ với Triệu Phi Yến – mỹ nhân khiến Hán Thành Đế mê muội.
Triệu Phi Yến là nguồn cảm hứng của nhiều nhà sản xuất phim. Có không ít lần nhân vật thuộc triều đại nhà Hán này được tái hiện trên màn ảnh và để lại ấn tượng với khán giả nhờ nhan sắc kiều diễm. Đáng kể đến như bộ phim Nàng Phi Yến Trong Cung Nhà Hán (1996) , với màn thể hiện của nữ diễn viên Triệu Minh Minh. Không chỉ đem đến một Triệu Phi Yến xinh đẹp, dịu dàng, cô còn khắc họa được nội tâm, tính cách thần sầu. Nhờ đó, cô được khán giả đặt biệt danh là "Đệ nhất mỹ nhân phim cổ trang".
Triệu Phi Yến của Triệu Minh Minh được đánh giá là vai diễn kinh điển.
Triệu Minh Minh thể hiện được diễn biến tâm lý nhân vật qua các giai đoạn một cách chân thực.
Bên cạnh đó, phiên bản Triệu Phi Yến do Đồng Lệ Á đảm nhận trong tác phẩm Mẫu Nghi Thiên Hạ (2008) cũng dành được sự yêu thích của khán giả. "Mỹ nhân Tân Cương" thể hiện được sự quyến rũ, dịu dàng và mưu mô của Triệu Phi Yến. Đặc biệt, sau bao nhiêu năm người xem vẫn ấn tượng với điệu nhảy uyển chuyển của cô.
Điệu nhảy của Đồng Lệ Á vẫn khiến nhiều khán giả ấn tượng vì quá quyến rũ.
Video của Triệu Phi Yến trong Mẫu Nghi Thiên Hạ.
Theo sử xưa ghi lại, Triệu Phi Yến có nhan sắc thanh tú, làn da trắng trẻo cùng vóc dáng mảnh mai như cành liễu. Nhan sắc của nàng mỹ nhân còn được so sánh với Vương Chiêu Quân hay Dương Quý Phi. Đặc biệt, Triệu Phi Yến có biệt tài nhảy múa uyển chuyển như loài chim én khiến bao nhiêu nam nhân thời nhà Hán phải xiêu lòng, thậm chí Hán Thành Đế cũng phải "chết" dưới váy của mỹ nhân.
Vì vậy, nhiều người tò mò về nhan sắc thật sự của Triệu Phi Yến đẹp cỡ nào mà khiến Hán Thành Đế si mê? Mới đây, trang tin Sohu vừa đăng tải bức ảnh được các nhà khảo cổ khôi phục. Thông qua công nghệ hiện đại, nhan sắc thật sự của Triệu Phi Yến cũng chính thức lộ diện. Có thể thấy những miêu tả về nhan sắc trong sách cổ hoàn toàn đúng về nàng mỹ nhân “hồng nhan hoạ thuỷ”.
Nhan sắc thật của Triệu Phi Yến sau khi được trùng tu khiến công chúng ngạc nhiên vì quá xinh đẹp.
Triệu Phi Yến vốn có xuất thân nghèo khổ, vì thân phận nữ nhi nên nàng đã bị cha mẹ vứt đi. Sau 3 ngày 3 đêm thấy con gái vẫn còn sống, cha mẹ Triệu Phi Yến lại mang nàng về nuôi. Đến khi trưởng thành, Triệu Phi Yến “trổ mã” với nhan sắc khuynh đảo liền bị đẩy vào cung làm cung nữ.
Nhờ nhan sắc xinh đẹp, khi đang làm ca kỹ ở phủ công chúa Dương A, khi Hán Thành Đế vừa nhìn thấy Triệu Phi Yến, ông đã bị dáng người uyển chuyển và đôi mắt quyến rũ của nàng thu hút và lập tức đưa nàng vào cung làm phi tần. Nhờ mưu mô thủ đoạn, Triệu Phi Yến cùng em họ Triệu Hợp Đức được Hán Thành Đế độc sủng, thậm chí còn phong cô làm hoàng hậu.
Trong Mẫu Nghi Thiên Hạ, Đồng Lệ Á và Quách Trân Nghê thể hiện được hai mỹ nhân khuynh đảo triều đại nhà Hán: Triệu Phi Yến (bên phải) và Triệu Hợp Đức (bên trái).
Mặc dù xinh đẹp nhưng Triệu Phi Yến lại là một người lắm mưu mô và rất độc ác. Ngay từ khi vào cung, Triệu Phi Yến đã từ chối sủng hạnh, mãi đến lần thứ 3 mới đồng ý. Trong lần ân ái đầu tiên, cô còn sử dụng một loại nước màu hồng rải lên chăn gối khiến Hán Thành Đế càng thêm yêu thương và chiều chuộng.
Nàng mỹ nhân sử dụng lạt mềm buộc chặt khiến Hán Thành Đế khơi dậy bản năng chinh phục và chiếm hữu.
Vì xuất thân từ kỹ nữ thường xuyên sử dụng xạ hương để tránh thai, cộng thêm uống thêm nhiều loại thuốc độc để dưỡng nhan khiến Triệu Phi Yến bị vô sinh. Để củng cố địa vị của mình, Triệu Phi Yến đã bức chết các phi tần có thai, đứa trẻ chưa kịp ra đời thì phải phá bỏ. Thậm chí, hoàng hậu cũng bị phế truất và Triệu Phi Yến được nâng lên làm hoàng hậu bất chấp sự phản đối của quan lại.
Triệu Phi Yến là mỹ nhân "hồng nhan hoạ thuỷ" hại chết biết bao nhiêu mạng người.
Cuối cùng, vì phóng túng quá độ, Hán Thành Đế đột ngột chết trên giường của Triệu Hoà Đức. Vì không có con trai nên cháu trai của Hán Thành Đế là Lưu Hân kế vị. Triệu Hợp Đức không thể chối cãi, cuối cùng buộc phải tự sát, còn Triệu Phi Yến được Lưu Hân bảo vệ và trở thành thái hậu. Nhưng chỉ vài năm sau, khi Vương Mãng lên nắm quyền đã đuối cô tới canh mộ của Lưu Ngao. Vì cảm thấy bị sỉ nhục, Triệu Phi Yến đã tự sát khi mới 44 tuổi.