3. Sức mạnh của nhân vật phản diện rất bá đạo
Ồ, vậy hẳn đây là lý do rồi? Không. Joker (2008) có mạnh không, khi mà đấu tay đôi với Batman vẫn dễ dàng thua cuộc vì hắn chỉ là người thường? Dr. Oc từ phần Spider man 2 có mạnh không, khi ông chỉ là người thường, mù quáng đập nhau với Nhện để rồi ăn cả rổ hành?
Dr. Octopus vẫn là phản diện hàng đầu dù không có siêu năng lực
Killmonger từ Phim Black Panther có thể mạnh, nhưng vẫn sẽ thua nhân vật chính, sức mạnh ấy cũng chỉ bình thường chứ chẳng phải bá đạo. Golum từ The Lord of Rings còn... yếu hơn nữa, khi mà hắn chỉ là một kẻ nhỏ bé mà thôi. Vậy rõ ràng, sức mạnh không phải là yếu tố dẫn đến thành công.
Gollum – Series Chúa Nhẫn
4. Nhân vật phản diện có đầu óc đỉnh cao?
Đầu óc khôn ngoan quả nhiên là đối thủ nặng ký cho câu trả lời: tại sao các nhân vật phản diện này lại không bị ghét.
Có thể thấy, các nhân vật phản diện "đi cùng năm tháng" kia đều có trí thông minh trên trung bình cả. Tuy nhiên, hãy nhìn về những kẻ phản diện khác, những kẻ "không phải người".
Ví dụ như trong Life of Pi, phản diện chính là những khó khăn cậu phải đối mặt khi đi biển, liệu những sự kiện đó có trí khôn? Trong những phim về ngày tận thế, liệu ngày tận thế có trí khôn?
Biển chính là phản diện trong Life of Pi
Trong những phim về thảm họa Cá mập hay cá sấu, mô típ sẽ có một con thủy quái hay trăn, liệu những sinh vật ấy có trí khôn? Chính vì vậy, không phải đầu óc khôn ngoan rồi.
5. Một quá khứ đầy đen tối
Cái này nghe hay này. Quá khứ đen tối chính là động lực thúc đẩy kẻ phản diện đối nghịch với nhân vật chính. Rất nhiều kẻ phản diện có một quá khứ tồi tệ mà ta có thể cảm thông, thấu hiểu và để lại ảnh hưởng lên nhân vật của chúng ta.
Tuy nhiên, không ít những nhân vật phản diện được xây dựng với một quá khứ chẳng vui vẻ, nhưng ảnh hưởng lên họ lại rất hời hợt, vô tình biến quá khứ ấy không khác gì một "chiêu trò" để câu nước mắt nước mũi từ khán giả, chứ chẳng phải góp phần xây dựng đáng kể gì.
Mặc dù quá khứ ấy rõ ràng ảnh hưởng nhiều đến hành động và tính cách của chúng và ảnh hưởng rất logic đấy, tuy nhiên, việc cho thấy một cuộc đời không mấy hạnh phúc của con quỷ trong 1 chương ngắn ngủi và không có bất kì dấu hiệu nào từ trước, khiến mạch cảm xúc bị đổi một cách hơi gượng gập và rập khuôn (cứ một quỷ chết là một chap hồi tưởng), đồng thời các tương tác thể hiện điều đó vốn đã ít, vô tình khiến ít nhiều người xem khó chịu.
Còn đối với các nhân vật có quá khứ tệ được xây dựng tốt thì sao? Thanos có quá khứ không được thấy nhưng được nghe kể, đồng thời tất cả hành động cũng như sự đặc biệt từ đó đều chịu ảnh hưởng lớn.
Flashback của Thanos cực kì hay
Loki cũng có vấn đề riêng của mình, và điều này là động lực cho anh thành kẻ phản diện, tất cả những gì anh làm đều từ đó mà ra cả. Darth Vader cũng vậy, vô số nhân vật khác thành công đều vậy. Chính quá khứ ấy lấy được sự đồng cảm từ người đọc cũng như khiến ta thấu hiểu cho hành động của họ. Tuy nhiên, chẳng khó để nhận ra, Predator chẳng hề có một quá khứ... IT- chú hề Pennywise thì quá khứ còn... huy hoàng nữa cơ. Thế nên, rõ ràng, cũng không phải là nhờ một quá khứ.
VẬY? NHỜ ĐÂU CÁC PHẢN DIỆN LẤY ĐƯỢC THIỆN CẢM?
Đó chính là nhờ...
Bạn.
Chính bạn, bạn là người xem, bạn có quyền quyết định, mình thích ai, ghét ai, nhìn nhận ai thế nào. Chính người xem bị ấn tượng bởi những yếu tố trên và xóa nhòa đi motif về một phản diện đáng để ta yêu thích. Vì vậy, ghét bỏ ai, thích ai, tất cả là ở bạn, đừng lệ thuộc vào người khác cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, họ là phản diện, sao lại bị bó buộc được chứ?