Những yếu tố kỳ quặc nhưng không thể thiếu trong các bộ anime: Sức mạnh niềm tin? (P.1)

Đâu phải lúc nào khỏe hơn cũng là chiến thắng, bạn phải có sức mạnh của tình bạn và niềm tin nữa.

1. Người giải cứu thế giới là những cậu nhóc tuổi teen

Những yếu tố kỳ quặc nhưng không thể thiếu trong các bộ anime: Sức mạnh niềm tin? (P.1) - Ảnh 1.

Bởi vì đối tượng người xem chính của Shonen thường là lứa tuổi teen, thế nên không có gì khó hiểu khi nhân vật chính của các bộ anime cũng là teen là điều khá bình thường. Tuy nhiên, điều này làm cho người xem cảm thấy khá kỳ quặc khi những chàng trai trẻ tuổi này làm được hết mọi thứ, thậm chí còn lo luôn cả việc của người lớn trong team hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Một ví dụ điển hình là trong My Hero Academia, các anh hùng đều là những học sinh mới chỉ đi học vài tháng nhưng cũng đã có khả năng chiến đấu với những tên phản diện nguy hiểm. Việc họ gánh kèo quá nhiều khiến người xem quên đi mất rằng, những nhân vật này mới chỉ đang học năm đầu tiên tại học viện anh hùng. Thật khó tin khi một nhóm các thiếu niên 15 - 16 tuổi có thể làm tất. 

2. Lúc nào cũng có những pha khoe hàng

Những yếu tố kỳ quặc nhưng không thể thiếu trong các bộ anime: Sức mạnh niềm tin? (P.1) - Ảnh 2.

"Khoe hàng" đã luôn là một phần trong các bộ anime, và nó cũng là một trong những chất liệu để giúp người xem bị thu hút hơn với những tác phẩm vốn thiên về yếu tố hành động và chiến đấu. Rất nhiều bộ anime shonen nổi tiếng đã tận dụng yếu tố này, chẳng hạn như Naruto, One Piece và có cả Dragon Ball Z.

Các anime shonen hiện đại ngày nay phần nào cũng đã phân hóa một cách rõ ràng hơn trong việc khai thác yếu tố được coi là fan service này. Nếu như Jujutsu Kaisen khai thác một cách mượt mà với dàn nhân vật nữ thì Fire Force lại vẫn lạm dụng triệt để các yếu tố cũ. Điều này làm cho các fan đôi khi cảm thấy phát ngấy, kể cả khi câu chuyện có hay đi nữa thì quá nhiều khoe hàng cũng làm cho người xem bị phản cảm. 

3. Vũ khí siêu to khổng lồ là chuyện bình thường

photo-1

Dù có là súng hay là kiếm hay bất cứ vũ khí nào khác, anime cũng nổi tiếng với các vũ khi size siêu to khổng lồ. Những vũ khí này thường không có chức năng đánh đấm hợp lý cho lắm khi mang ra đời thực, thế nhưng nó lại được các nhân vật anime sử dụng rất dễ dàng. Sanosuke Sagara trong Rurouni Kenshin là một trong những nhân vật sử dụng vũ khí vô lý nhất, bởi anh ta vác đi vác lại còn khó, nhưng vẫn đánh bại được đối thủ.

Còn nếu nói về vũ khí ảo lòi nhất thì có thể kể đến Sui-Feng's Bankai trong Bleach. Cây kiếm này đúng ra là một thanh đao sát thủ cỡ nhỏ nhưng cuối cùng nó lại có thể biến thành một khẩu súng bắn hỏa tiễn siêu to khổng lồ. Chẳng ai có thể hiểu điều gì xảy ra ở đây.

4. Chả tập tành gì mấy nhưng vẫn có ulti mới

Những yếu tố kỳ quặc nhưng không thể thiếu trong các bộ anime: Sức mạnh niềm tin? (P.1) - Ảnh 4.

Đã là shonen, phải có đánh nhau. Đánh nhau càng nhiều, càng đa dạng càng tốt. Trong nhiều trường hợp, các nhân vật muốn năng cấp kỹ năng chiến đấu của mình thì họ sẽ phải học thêm kỹ năng mới. Đây cũng là yếu tố rất hay bởi các nhân vật sẽ được phát triển chiều sâu và cốt truyện thêm nữa.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nâng cấp ulti nghe cũng được hợp lý. Họ chẳng cần tập luyện gì nhiều nhưng bỗng nhiên lại có vũ khí mới. Rất nhiều anime đã thực hiện điều này, trong đó có thể kể đến One Piece khi Luffy có được Second Gear trong cuộc chiến tại Enies Lobby.

5. Sức mạnh tình bạn

Những yếu tố kỳ quặc nhưng không thể thiếu trong các bộ anime: Sức mạnh niềm tin? (P.1) - Ảnh 5.

Điều này thực sự quá rõ ràng, đến cả các fan anime cũng lôi nó ra làm trò cười. Sức mạnh tình bạn là yếu tố quá quen thuộc, khi nhân vật nào lôi thứ mơ hồ này ra cũng có thể giành được chiến thắng. Fairy Tail là một trong những bộ dùng nhiều nhất, khi Natsu bị đánh chơ bờm đầm vãn có thể nỗ lực đánh bại mọi đối thủ theo cách không thể nào mà tin nổi.