Phiên bản gốc của những nàng công chúa Disney nổi tiếng, không ngờ lại buồn đến vậy

Những câu chuyện cổ tích của Disney tạo ra thường luôn được kết thúc bằng một đám cưới đẹp như mơ. Tuy nhiên ở phiên bản gốc, bạn sẽ thấy không phải câu chuyện nào cũng đều kết thúc có hậu.

Mụ phù thủy đã đuổi Rapunzel đi và làm hoàng tử bị mù lòa

Theo truyện cổ anh em nhà Grimm, khi mụ phù thủy phát hiện mối quan hệ giữa Rapunzel và hoàng tử, bà ta cắt phăng mái tóc của Rapunzel đi và treo nó bên thành cửa sổ để dụ hoàng tử leo lên.

Đợi lúc hoàng tử leo đến nơi, mụ phù thủy thả cho mái tóc rơi xuống khỏi tòa tháp để chàng không còn lối thoát. Chàng liều mình nhảy khỏi cửa số để thoát thân, trúng phải gai nhọn và bị mù.

May mắn thay, Rapunzel tìm thấy hoàng tử và nước mắt của cô đã chữa lành cho anh. Một điều khá thú vị trong phiên bản gốc chính là, lý do mụ phù thủy phát hiện ra mối tình của hai người là vì Rapunzel đã vô tình nói: quần áo của cô bỗng chật hơn ở phần eo. Điều đó gián tiếp nói lên rằng, cô đã mang thai với một người đàn ông nào đó.

tử cưới một cô gái khác mà chàng tin là người đã cứu mình hôm ấy. Vì quá đau buồn, nàng tiên cá của chúng ta trầm mình xuống biển và tan thành bọt nước.

Á thần Maui là một chàng trai mảnh khảnh và Moana là nhân vật hư cấu

Moana là nhân vật hoàn toàn được hư cấu. Ban đầu, đội ngũ sản xuất có ý tưởng làm một bộ phim về á thần Maui, nhưng sau chuyến thăm tại quần đảo Polynesia, họ được truyền cảm hứng từ những người phụ nữ xinh đẹp và mạnh mẽ tại đây. Đây chính là lý do nhân vật Moana được hình thành.

Bộ phim được xây dựng dựa trên nhiều truyền thuyết của người Polynesia, bao gồm việc các hòn đảo được tạo ra bởi á thần Maui. Theo truyền thuyết, ngược lại hoàn toàn so với bộ phim, Maui là một chàng trai trẻ, có dáng người mảnh khảnh với một búi tóc trên đầu.

Nữ hoàng băng giá "Elsa" của Andersen là một nhân vật phản diện

Nhân vật Elsa trong bộ phim "Nữ hoàng băng giá" (Frozen) được dựa trên nguyên bản của nhân vật Bà chúa Tuyết của Andersen. Trong phiên bản của Disney, Elsa trông vẫn là một cô công chúa xinh đẹp, hiền lành và luôn yêu quý mọi người.

Thế nhưng ở phiên bản gốc, Bà chúa Tuyết có phần hơi rùng rợn. Bà ta sống trong một cung điện băng giá, bắt cóc một cậu bé tên là Kay và phù phép cậu ta bằng một nụ hôn. Cô bạn thân Gerda đã cứu cậu ấy khỏi lâu đài của Bà chúa Tuyết vài năm sau đó.

Cặp đôi "Người đẹp và Quái vật" là có thật vào thời trung cổ nước Pháp

Câu chuyện "Người đẹp và Quái vật" được nhà văn Madame Gabrielle-Suzanne de Villeneuve viết và xuất bản vào năm 1740. Người ta tin rằng, nhà văn này đã lấy cảm hứng từ một cặp đôi ngoài đời thật, chính là Pedro và Catherine Gonsalvus. 

Pedro mắc phải căn bệnh di truyền hiếm có, khiến khắp nơi trên người anh là một lớp lông dày đặc bao phủ. Còn Catherine không được phép thấy mặt chú rể của mình trước ngày cưới.

Trong câu chuyện này, người chồng không được hóa giải lời nguyền và biến thành một chàng hoàng tử đẹp trai. Nhưng cặp đôi vẫn sống hạnh phúc và có với nhau 7 đứa con.

Pocahontas chưa bao giờ yêu John Smith

"Pocahontas" được lấy cảm hứng từ một nhân vật có thật trong lịch sử, tên là Matoaka. Cô sinh năm 1595 và là con gái của tù trưởng bộ tộc Powhatan. 

Năm 1607, một người lính và nhà thám hiểm người Anh John Smith bị một nhóm đi săn của bộ tộc Powhatan bắt giữ. Theo lời John, Matoaka đã lao thân mình cứu anh. Nhưng chuyện này thực hư thế nào hiện vẫn chưa rõ.

Chính bản thân Matoaka cũng bị thực dân Anh bắt, để đòi chuộc lại những tù nhân Anh đang bị bắt giam bởi cha của cô. Trong lúc bị giam cầm, một nông dân trồng thuốc lá tên là John Rolfe đã hứa sẽ giúp thả cô ra, nếu cô chịu cưới anh ta. Cuộc đời cô kết thúc ở tuổi 21.