Do mỗi quốc gia có đặc thù khác nhau nên nhà sản xuất buộc phải hiệu chỉnh lại một vài cảnh quay sao cho phù hợp với thị hiếu khán giả.
Nhân vật uyên bác nhất trong "Guardians of the Galaxy" (2014) hóa ra lại là Groot. Nam tài tử Vin Diesel từng tiết lộ rằng bản thân đã phải học nói câu thoại kinh điển "I am Groot" bằng tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc để phù hợp cho các thị trường điện ảnh này và chắc chắn, chẳng thành viên nào trong biệt đội vệ binh có được tài ngoại ngữ như Groot.
"Pirates of the Caribbean: At world’s end" vốn có sự tham gia diễn xuất của Châu Nhuận Phát. Tuy nhiên, nam tài tử lại không được ủng hộ ở Trung Quốc nên phiên bản phim chiếu tại đại lục đã phải cắt bỏ toàn bộ hình ảnh Châu Nhuận Phát, dẫn đến kết quả thảm hại nhường này.
Trong một cảnh quay đáng chú ý nói về những sự kiện quan trọng Captain America đã bỏ lỡ trong 70 năm qua, giữa các phiên bản phim đã có sự sai khác đáng kể. Trong khi ở Nga nhắc đến bộ phim "Moscow does not believe in Tears", Gagarin, Vysotskiy thì phiên bản Anh thì lại nhắc tới The Beatles, Sherlock. Phiên bản Mexico thậm chí còn nhắc tới vụ bê bối "Bàn tay Chúa" của Maradona và nữ ca sĩ nóng bỏng Shakira.
Phiên bản gốc của bộ phim "Pride & Prejudice" (2005) không hề có cảnh khóa môi giữa hai nhân vật chính Darcy và Elizabeth. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến đông đảo khán giả Anh quốc cảm thấy phẫn nộ và đạo diễn Joe Wright đã phải quay lại phiên bản đặc biệt cho phần còn lại của thế giới.
Khi Titanic được tái dựng lại bằng công nghệ 3D và một lần nữa đến với các khán giả Trung Quốc, bộ phim đã vấp phải khá nhiều chỉ trích vì cảnh vẽ tranh chân dung Kate Winslet. Sau cùng, đạo diễn James Cameron đã quyết định ghi nhận ý kiến khán giả và "che chắn" bớt cho Kate Winslet trong một phiên bản đặc biệt dành riêng cho quốc gia tỷ dân.
MỤC LỤC [Hiện]