Theo Toutiao, hậu trường những bộ phim kinh điển như “Thủy hử” 1994, “Tây du ký” 1986 còn vô số bí mật chưa được tiết lộ.
Cố đạo diễn Dương Khiết phải mất 6 năm từ 1982 – 1988 để thực hiện và hoàn thành toàn bộ phần đầu tiên của "Tây du ký". Thời điểm đó, đoàn phim gặp muôn vàn khó khăn. Phim dự định kéo dài 25 tập nhưng toàn bộ ê-kíp chỉ có một chiếc camera, một người người quay.
Để tiết kiệm chi phí, những sợi dây cáp, dây thừng của đoàn phim bị mòn rất mỏng nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng. Mỗi khi hoàn thành cảnh quay, cả đoàn phim lại thở phào nhẹ nhõm trong khi các diễn viên không che giấu được niềm hạnh phúc khi biết mình "đáp xuống mặt đất" an toàn.
Thập niên những năm 80, hiệu ứng kĩ xảo còn rất hạn chế. Trong khi đó, "Tây du ký" lại là bộ phim thần thoại, phải sử dụng nhiều kĩ xảo, hiệu ứng đặc biệt. Theo Toutiao, trong các phân cảnh Tôn Ngộ Không giải cứu Đường Tăng đều nhả một làn khói có "phép thuật" cắt đứt sợi dây thừng trói sư phụ. Nhưng thực chất làn khói đó được tạo ra bằng chính thuốc lá. Thậm chí, nhiều khán giả còn cảm thấy và thương cho Lục Tiểu Linh Đồng và thắc mắc không biết anh phải hít bao nhiêu khói thuốc để hoàn thành cảnh quay.
Nếu “Thủy hử” gây sốc với màn dùng hổ thật cho cảnh quay Võ Tòng (Đinh Hải Phong) đả hổ, “Tây du ký” còn “chơi lớn” khi sử dụng con trăn thật trong tập 11 Tuyệt vực biến thông đồ. Tập phim này là phần 2 của Tây du ký được phát sóng năm 2000. Trước đó, nhiều người cho rằng con mãng xà tinh trên màn ảnh chỉ là sản phẩm của photoshop hoặc một đạo cụ của đoàn phim.
Theo Sina, trên thực tế đạo diễn Dương Khiết đã sử dụng một con trăn thật còn sống, được mượn từ người quen để đạt hiệu quả tốt nhất cho cảnh quay. trong phân cảnh Tôn Ngộ Không chiến đấu với mãng xà tinh, đạo diễn Dương Khiết đã cho con trăn thật vào đóng. Không may là con trăn thật đã trốn thoát ra bên ngoài khu rừng nhân lúc đoàn phim đang bận rộn chuẩn bị cảnh quay. Khi thông tin này được tiết lộ, hầu hết cả ê-kíp Tây du ký đều tỏ ra vô cùng hoang mang và lo sợ. Sina khẳng định, trong giai đoạn này, các diễn viên và nhân viên hậu kỳ can đảm lấy mạng sống ra đánh đổi cho những thước phim quý giá nhất. Khi kết thúc cảnh quay, con trăn đã được nhân viên tìm thấy và trả lại cho đạo diễn Dương Khiết.
Một điều đặc biệt là "Tây du ký" 1986 không phân biệt diễn viên chính, phụ hay quần chúng. Suất ăn của các thành viên đều như nhau. Mỗi khi kết thúc một cảnh quay, tất cả các diễn viên đều phải giúp đỡ, hỗ trợ di chuyển đạo cụ.
"Tây du ký" là bộ phim có nhiều diễn viên nhất tuy nhiên ê-kíp không đủ nhân lực và tiền bạc để thuê thêm diễn viên. Chính vì vậy, tất cả các diễn viên hay ê-kíp đều được giao thêm nhiều vai diễn khác nhau. Lý Kiến Thành, Lục Tiểu Linh Đồng, Hạng Hán… là những diễn viên đóng cùng lúc nhiều vai trong “Tây du ký” bản 1986. Lục Tiểu Linh Đồng nổi tiếng nhất với vai Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, đây không phải vai diễn duy nhất của ông trong “Tây du ký 1986”, mà còn đóng thêm 16 vai diễn khác, bao gồm những nhân vật do Tôn Ngộ Không dùng phép biến hóa thành.
Sau khi quay xong 15 tập phim, CCTV đã thông báo dừng dự án. Điều này đồng nghĩa với việc, phim không có tiền đầu tư, Không muốn làm dở bộ phim, cố đạo diễn họ Dương chật vật tìm nhà đầu tư cho đoàn phim. Khi sự việc càng bế tắc hơn, đạo diễn Dương Khiết cho biết sẽ đi vay tiền để đóng phim chứ không tìm nhà đầu tư. Sau đó, Lý Hồng Xương - phó giám đốc sản xuất tìm được nhà đầu tư 3 triệu NDT (gần 10 tỷ VND hiện tại) cho đoàn phim. Vì giá cả leo thang, 3 triệu NDT không đủ để làm tiếp 15 tập còn lại. Cuối cùng, ê-kíp quyết định quay 5 tập. Đây trở thành điều hối tiếc lớn nhất với cố đạo diễn Dương Khiết.