Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật

Là bộ phim đã giật được vô số giải thưởng từ liên hoan phim Berlin, 37 Seconds là một tác phẩm đáng xem của điện ảnh Nhật Bản.

(Bài viết có tiết lộ nội dung phim)

37 Seconds (37 Giây) là tác phẩm debut của đạo diễn gốc Nhật Hikari, được dựng lên với chất liệu indie. Không hề nhí nhố, vô lý như dòng phim thị trường hay nặng nề, đậm chất suy tư của phim nghệ thuật Nhật Bản, 37 Seconds là câu chuyện nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc về cuộc sống của người khuyết tật với những xúc cảm về tình yêu, tình dục và tình thân.

Trailer phim 37 Seconds

1. Những con người khao khát cuộc sống bình thường giữa cái mác “ưu tiên”

37 Seconds kể về Yuma - một cô gái khuyết tật 23 tuổi. Vào ngày ra đời, Yuma đã ngừng thở 37 giây dẫn đến hệ quả bị bại não, liệt nửa thân dưới. Dẫu phải liên tục di chuyển với xe lăn nhưng cô nàng luôn cố gắng sống và khẳng định bản thân như một người bình thường. Một ngày nọ, sau khi nhận ra mình bị đồng nghiệp lợi dụng, Yuma quyết định sẽ xuất bản một bộ truyện riêng và bắt đầu vẽ truyện tranh người lớn. Thế nhưng biên tập của cô, dẫu khen ngợi kĩ thuật vẽ, lại than phiền Yuma thiếu "vốn sống" thực tế. Đó là khởi đầu cho những chuyến đi của Yuma để tìm hiểu về tình yêu và tình dục.

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 2.

Với cốt truyện đầy mới lạ và có phần nhạy cảm, 37 Seconds đã đưa chúng ta đến với một góc nhìn mới về người khuyết tật. Họ là những cá nhân được cộng đồng dành cho sự ưu tiên nhất định, nhưng đôi khi chính cái mác ưu tiên đó lại là vỏ bọc của sự kì thị. Điều đó được thể hiện vô cùng rõ thông qua những mối quan hệ xung quanh Yuma, từ người bạn - người đồng nghiệp luôn lợi dụng cô nàng và bù đắp bằng sự quan tâm giả tạo, những chàng trai giả lả về tình yêu và tình dục và thậm chí là sự bảo bọc quá mức của người mẹ.

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 3.

Thế nhưng bộ phim không đưa ta một góc nhìn nặng nề đậm chất phê phán mà trái lại, lấy đó làm bước đệm để làm bật lên ước muốn được sống, được yêu thương và đánh giá như những người bình thường của Yuma nói riêng và những người khuyết tật nói chung. Nhờ vậy mà 37 Seconds mang đến cho người xem những góc nhìn mới, đầy xúc cảm về một vấn đề vốn khá nhạy cảm.

2. Tình yêu, tình dục, tình thân - những tình cảm không cần phải nói thành lời

Khởi nguồn từ mong ước của một cô gái muốn hiểu thêm tình dục nhưng tình dục trong 37 Seconds chỉ xuất hiện một cách tế nhị, đầy tiết chế ở đầu phim như một bước đệm để mở ra những câu chuyện về tình yêu, tình bạn và tình thân. Khách quan mà nói, đạo diễn Hiraki đã khai thác một tình dục một cách vô cùng tinh tế, để vấn đề nhạy cảm này xuất hiện trong phim như một phần thật sự cần thiết thay vì chỉ để câu kéo sự chú ý của khán giả.

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, tình yêu và tình thân lại thật sự nổi bật và mang lại nhiều xúc cảm cho khán giả. Xem phim, khán giả có thể nhận ra một cảm xúc gì đó vô cùng đặc biệt đang nảy nở giữa Yuma và anh chàng lái xe, qua từng ánh mắt, những cuộc tâm tình chứ tuyệt nhiên không được thể hiện thành lời. Mối quan hệ gia đình, với những mâu thuẫn về sự bao bọc quá mức của mẹ, khao khát tìm cha của Yuma cũng được tháo gỡ một cách hợp lý và thuyết phục, không bị đẩy lên quá kịch tính nhưng vẫn đủ khơi dậy bao cảm xúc trong lòng khán giả.

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 5.

3. Những thước phim nhẹ nhàng cho một chủ đề nhạy cảm

Đúng như lời đạo diễn Hikari chia sẻ: “Tôi không muốn tạo nên một bộ phim gai góc đến mức đầy tính kịch. Như thế sẽ rất khó để bạn thưởng thức đến tận cùng tác phẩm", 37 Seconds mang đến cho khán giả một câu chuyện đầy tính nhân văn trong những thước phim vô cùng nhẹ nhàng. Phần hình ảnh và âm thanh không quá nổi bật với những góc quay đơn giản và các bản nhạc không lời, giúp người xem tập trung hết mức vào nhân vật cùng mạch truyện.

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 6.

Mặt khác, 37 Seconds có cách khai thác những chất liệu nhạy cảm của mình theo một cách vô cùng nhẹ nhàng, không đánh vào trực diện tâm lí nhân vật khi hạn chế thể hiện cảm xúc thông qua lời thoại mà gián tiếp qua ánh mắt, cử chỉ. Từ đó, bộ phim đã phản ánh vấn đề tình dục, tình yêu sex của người khuyết tật qua góc nhìn đầy rung động.

Một vài hình ảnh có trong phim:

Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 7.
Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 8.
Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 9.
Review 37 Seconds: Tình yêu, tình dục, tình thân và những góc nhìn mới mẻ đầy nghệ thuật về tâm tư người khuyết tật - Ảnh 10.

Thăm dò ý kiến

Bạn có muốn xem 37 Seconds không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

37 Seconds đang trình chiếu trên Netflix.