Chu kỳ 100 năm, kể từ khi đại dịch cúm Tây Ban Nha kết thúc vào đầu thế kỷ trước, chưa bao giờ toàn xã hội loài người lại vướng vào một trận dịch virus khủng khiếp như hiện tại, nó thực sự khiến người ta cảm thấy hoang mang và đôi lúc là cả sự bất lực.
Với việc phát triển thành công và sử dụng vắc xin trên quy mô lớn, dịch bệnh lần này sẽ có thể được kiểm soát và từ từ biến mất. Nhưng nếu có một loại virus khác cực kỳ dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao hơn, thậm chí có thể biến con người thành quái vật thì con người có thể tồn tại được bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra cuối cùng?
Một giáo sư đại học nước ngoài đã từng cho sinh viên của mình một chủ đề thú vị về điều này này, ông yêu cầu họ mô phỏng và nghiên cứu, nếu có sự bùng phát của virus zombie, nó sẽ có tác động gì đến xã hội loài người, và sau đó nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí "Journal of Physics" của trường đại học.
Vị giáo sư năng động này là Mervyn Roy đến từ Khoa Vật lý và Thiên văn của Đại học Leicester.
Đề tài này được xuất bản vào năm 2016. Tất nhiên, những sinh viên tham gia nghiên cứu đã nhanh chóng phát triển một công thức phức tạp mới và thiết lập mô hình toán học về "virus thây ma" để dự đoán virus sẽ phát triển theo thời gian lây lan từ đám đông. Kết quả nghiên cứu từ mô hình này cũng khiến họ cảm thấy hết sức bất ngờ: zombie sẽ sớm chiếm lấy Trái Đất, và chỉ còn 181 người sống sau 100 ngày đầu tiên.
Kết quả của chủ đề này đã được công bố vào năm 2017 và làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Các sinh viên sử dụng một mô hình dịch tễ học gọi là SIR, giả định rằng mỗi thây ma có thể tìm thấy một người mỗi ngày và có 90% khả năng biến một người bình thường thành thây ma. Điều này tất nhiên có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với virus thực tế - tốc độ lây lan này nhanh gấp hai lần so với Cái chết Đen ở Châu Âu vào thời Trung cổ. Giả sử rằng mỗi thây ma chỉ có thể sống trong 20 ngày và dân số toàn cầu là 7,5 tỷ, thì kết quả là sau 100 ngày, dân số toàn cầu sẽ giảm xuống nghiêm trọng, chỉ còn 181 người và số lượng thây ma sẽ lên tới 190 triệu.
Đây là trường hợp xấu nhất nếu không xét đến các yếu tố như sự cô lập địa lý, nhưng theo mô hình này thì thậm chí xét đến một mức độ cô lập địa lý nhất định thì kết quả cũng không khá hơn là bao, chỉ có 273 người sống sót sau 100 ngày.
Đây không phải là sự kết hợp đầu tiên giữa zombie và nghiên cứu khoa học, năm 2015, tạp chí y khoa nổi tiếng của Anh "The Lancet" đã xuất bản một bài báo với tiêu đề "Nhiễm trùng zombie: Dịch tễ học, điều trị và phòng ngừa". Nhưng đây là một bài báo chế giễu, sử dụng ngày tận thế liên quan đến thây ma để cảnh báo mọi người chuẩn bị cho những thảm họa thực sự.
Trên trang web chính thức của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cũng tạo một chiến dịch có tên là "Zombie Preparedness", nghĩa là "Chuẩn bị cho đại dịch zombie".
"Trên đời có muôn vàn các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra nhưng chúng ta có thể chuẩn bị để sẵn sàng đối đầu với chúng. Lấy ví dụ về ngày tận thế thây ma", CDC viết. "Đúng vậy, chúng tôi đang nói về ngày tận thế thây ma.
Bây giờ bạn có thể cười, nhưng khi điều đó thực sự xảy ra thì bạn sẽ thấy rất may khi đã đọc được những điều này. Hơn thế nữa, bạn có thể học được một vài kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp tương tự ở đây".
Tuy nhiên, nhân loại dường như đang bác bỏ những lời cảnh báo này.
Trên thực tế, đối với nhân loại, mối đe dọa lớn nhất và thực tế nhất không phải là các tiểu hành tinh va vào Trái Đất, cũng không phải là vũ khí hạt nhân có hàng rào uranium hủy diệt Trái Đất mà thay vào đó là những kẻ giết người vô hình mà chúng ta không thể nhìn thấy - virus.
Sự bùng phát của đại dịch zombie chỉ có khả năng lây nhiễm gấp đôi so với Cái chết Đen, và về mặt lý thuyết chỉ có 181 người sẽ còn lại trên hành tinh này trong 100 ngày. Lý do tại sao Cái chết Đen ở thời Trung cổ không gây ra hậu quả như một đợt bùng phát zombie có lẽ là do nền kinh tế kém phát triển và sự cô lập về địa lý lớn hơn vào thời điểm đó. Nếu Cái chết đen bùng phát ở thời hiện đại thì hậu quả có lẽ còn khó có thể tưởng tượng hơn nhiều.
Vì vậy, ngày tận thế thây ma của sinh viên Đại học Leicester không chỉ là một nghiên cứu mô phỏng, thay vào đó chỉ cần thay thế virus thây ma bằng một loại virus chết người khác, chúng ta sẽ nhận thấy loài người có thể dễ bị tổn thương như thế nào. Nghiên cứu này mới này chỉ được thực hiện trong 4 năm qua, và thế giới thực đã dạy cho chúng ta một bài học kinh khủng. Loài người có vẻ mạnh mẽ nhưng thực tế lại vô cùng mong manh.