Sự hy sinh của nhân vật là 1 trong những khoảnh khắc quan trọng trong bất kỳ anime shounen chiến đấu nào. Nó thường kích hoạt sự phát triển của nhân vật chính, ảnh hưởng diễn biến cốt truyện và những thay đổi căn bản trong hiện trạng chung.
Là một trong những bộ anime shounen nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, Dragon Ball Z của Akira Toriyama cũng cho khán giả chứng kiến sự hy sinh của nhiều nhân vật trong suốt thời gian phát hành, bao gồm cả nhân vật chính Son Goku.
Có điều, một số thành viên của nhóm chiến binh Z đã chết và được sống lại nhiều lần trong suốt Dragon Ball Z, khiến cho khái niệm về cái chết mất hết ý nghĩa vào thời điểm nó xảy ra.
Ý nghĩa của cái chết trong anime/manga Shonen
Thông thường, những người chết trong câu chuyện của anime/manga Shonen hiếm khi sống lại bằng những cách thông thường và cái kết của cuộc đời một nhân vật hư cấu thường được đối xử trang trọng như của một người thật. Trong bối cảnh của loạt phim chiến đấu, cái chết là mối đe dọa luôn hiện hữu mà nhân vật chính phải đối đầu.
Cái chết cũng có thể được sử dụng để tạo ra động cơ mạnh mẽ cho nhân vật, trong đó nổi bật nhất là sự trả thù hoặc mong muốn công lý. Trong bối cảnh này, cái chết có thể là chất xúc tác đưa nhân vật chính vào cuộc hành trình của họ hoặc củng cố quyết tâm đạt được mục tiêu.
Ví dụ, việc Gohan thể hiện sớm tiềm năng tiềm ẩn của mình sau cái chết của Piccolo, cùng với sự biến đổi Super Saiyan đầu tiên của Goku sau cái chết của Krillin là những ví dụ điển hình cho điều này. Hay việc Gohan có được trạng thái Super Saiyan 2 chống lại Perfect Cell, sau cái chết của Android 16 là một trong những ví dụ điển hình nhất về cách cái chết có thể được sử dụng để củng cố quyết tâm của một anh hùng.
Những viên ngọc rồng giúp cái chết không còn đáng sợ
Thế giới của Dragon Ball vận hành với một bộ quy tắc hơi khác, vì các viên ngọc rồng ban điều ước là một công cụ cốt truyện tuyệt vời, cho phép các nhân vật phá vỡ những ràng buộc về tỷ lệ tử vong của họ. Các nhân vật có thể thực hiện điều ước hồi sinh những đồng minh đã khuất sau khi thu thập đủ bảy viên ngọc rồng.
Lúc đầu, có những quy tắc bất khả xâm phạm phải tuân theo, ngay cả khi mong muốn người khác sống lại từ cõi chết. Ví dụ Dragon Ball ban đầu cấm bất kỳ ai được sống lại lần thứ hai, nếu họ đã được hồi sinh trước đó. Điều này ngăn chặn việc phụ thuộc quá nhiều vào kẽ hở trong việc có thể ước cho mọi người sống lại, để cái chết thứ hai và được cho là cuối cùng của một nhân vật sẽ có sức nặng tương đương nếu các viên ngọc rồng không tồn tại.
Lỗ hổng cho cốt truyện khiến sự hy sinh mất dần ý nghĩa
Trong Namek Saga và Frieza Saga, các viên ngọc rồng thậm chí còn trở thành một điểm cốt truyện quan trọng hơn khi Bulma, Gohan và Krillin du hành đến hành tinh Namek để hồi sinh Piccolo, Kami, Yamcha, Chiaotzu và Tien. Hành động hồi sinh Piccolo và Kami đặc biệt quan trọng vì cũng sẽ giúp khôi phục các viên ngọc rồng của Trái đất trong quá trình này.
Ở Namek, cái chết của Krillin và Vegeta rất quan trọng đối với quá trình biến đổi Super Saiyan đầu tiên của Goku, nhưng họ cũng đã sống lại vào cuối Frieza Saga.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là điều ước được đưa ra ở cuối Frieza Saga, ước tất cả những người bị Frieza và cấp dưới của hắn sát hại sống lại. Qua đó đặt ra khuôn mẫu để đảo ngược thiệt hại do nhân vật phản diện gây ra trong mọi câu chuyện tiếp theo trong bộ truyện.
Mặc dù sự hồi sinh hàng loạt như vậy cuối cùng là cần thiết để đảm bảo sự liên quan của dàn nhân vật chính trong các saga mới, nhưng nó đã mở đường cho những thay đổi cốt truyện trong tương lai.
Vào thời điểm Majin Buu Saga bắt đầu, hầu hết dàn nhân vật chính đã chết và rồi được hồi sinh nhiều lần, bao gồm cả chính Goku.
Việc đưa các nhân vật sống lại nhiều lần chỉ góp phần khiến khái niệm về cái chết bắt đầu giảm giá trị, cho đến khi cuối cùng nó trở thành một điều khó chịu nhỏ ở đoạn cao trào của Majin Buu Saga.
Ngay cả khi các phiên bản khác nhau của Majin Buu đã tàn phá các thành phố, kết liễu hầu hết các nhân vật chính và cuối cùng loại bỏ toàn bộ sự sống trên Trái đất, thì vẫn còn cơ hội sử dụng ngọc rồng Namekian để hồi sinh mọi người và hoàn tác mọi thiệt hại.
Mọi tai họa do Buu gây ra đều đi kèm với việc ai đó nhắc lại rằng các viên ngọc rồng sẽ khôi phục mọi thứ trở lại bình thường, khiến cho mối đe dọa trở nên kém thực tế hơn, ngay cả khi sự sống còn của mọi sự sống trong Vũ trụ 7 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sau cùng, tất cả những điều này đã đặt ra vấn đề rõ ràng về cách Dragon Ball Z đối xử với khái niệm cái chết. Khi từng có giới hạn về số lần một nhân vật đã chết được hồi sinh, phần cuối của Majin Buu Saga lại chứng kiến tất cả những quy tắc này bị phá vỡ. Đây là điều đã tiếp tục xảy ra trong các phần sau của loạt phim, chẳng hạn như Dragon Ball GT và Dragon Ball Super. Nhưng các sự kiện trong Dragon Ball Z chắc chắn là nguyên nhân khiến cái chết mất hết ý nghĩa trong bộ truyện.http://kenhtingame.com/su-hy-sinh-da-mat-het-y-nghia-nhu-the-nao-trong-dragon-ball-z-178240216114315953.chn