Sự khác biệt không thể tin nổi của anime khi chiếu trên TV và khi ra đĩa Blu-ray

(KenhTinGame) - Để kích thích fan mua thêm phiên bản đĩa Blu-ray sau khi xem truyền hình, các nhà sản xuất hoạt hình Nhật Bản thường thay đổi rất nhiều chi tiết, đôi khi đến mức...không thể nhận ra.

Khán giả Nhật Bản khi xem các series anime trên truyền hình luôn luôn được nhắc nhở rằng anime không bao giờ là một món hàng miễn phí cả. Bằng chứng là nếu muốn thưởng thức phiên bản đầy đủ của các bộ phim, họ sẽ luôn phải bỏ thêm tiền để mua thêm phiên bản đĩa Blu-ray với giá lên tới 5000 yen, tương đương 42 USD, trong khi mỗi đỉa chỉ có khoảng 2 tập phim. 

Để thuyết phục (hay đúng hơn là ép buộc) khán giả bỏ thêm khoản chi phí đó, các nhà sản xuất có khá nhiều chiêu trò khiến cho phiên bản trên truyền hình có chất lượng kém hơn rất nhiều so với ở trên đĩa. Từ sự sơ sài  trong tạo hình nhân vật, màu sắc và phong cảnh cho tới việc che chắn, chỉnh sửa để cho mọi thứ trông kém hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Các bạn có thể theo dõi ngay một vài ví dụ ở dưới đây:

Songoku trên tivi có biểu cảm kém hơn hẳn so với phiên bản Blu-ray

Phiên bản truyền hình thường bị che chắn, cắt xén mạnh tay mà không cần phải liên quan đến giới hạn độ tuổi

Phiên bản TV bên trái có đồ họa và đổ bóng vô cùng sơ sài. Hai bức hình phía dưới thì cứ như thể là 2 người khác nhau hoàn toàn, chưa thể phong cảnh cũng khác nốt

Các studio cũng thường xuyên sử dụng thủ pháp che chắn, đôi khi nhiều tới mức khán giả chả hiểu đang xem cái gì trên TV.

Nhìn thế này đủ biết tại sao khán giả lại phải bỏ tiền mua thêm đĩa Blu-ray về

Rất nhiều khán giả đã không thể tin đây thực chất là cùng một tác phẩm mà ra

Những sự thay đổi có phần hơi quá đáng này đến từ nhiều yếu tố. Giới phê bình có thể gay gắt cho rằng do sự lười biếng và thiếu tự trọng mà các nhà làm phim đã cố tình "hút máu" khán giả bằng những sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các đội ngũ sản xuất đã nhiều lần nói rằng bởi vì họ luôn phải làm việc trong hoàn cảnh việc thì nhiều, lương thì ít và thời gian eo hẹp, nên chất lượng khó có thể như ý muốn.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng cho rằng những khác biệt hình ảnh trên đây không phải hoàn toàn bắt nguồn từ họ. Trên trang chủ của studio Ufotable, họ tiết lộ rằng việc phát sóng trên TV luôn phải thông qua một thiết bịị gọi là paka-checker. Nó sẽ tự động giới hạn lại độ sáng và màu sắc, đồng thời cũng giữ các khung hình chèn lên nhau khi kiểm tra. Kết quả là hình ảnh khi chiếu trên TV đã bị thay đổi đáng kể.

So sánh sự khác biệt trong một số bộ phim nổi tiếng

Bất chấp những lý giải phía trên, rất nhiều fan anime tỏ ý không vui về sự thay đổi chất lượng hình ảnh, và những comment kiểu này mọc lên như nấm:

  • “Tệ không đỡ được.”
  • “Bản TV chả bao giờ được vẽ hoàn chỉnh cả.”
  • “Làm ngay từ đầu luôn có phải hơn không. Tôi thấy thất vọng quá.”
  • “Cứ như là hai phim khác nhau vậy.”

Dù sao, thì đối với những fan lâu năm và gạo cội nhất, thì những bản đĩa DVD/Bluray mới thực sự là một bộ phim hoàn chỉnh của họ. Còn phiên bản truyền hình thì chỉ như một dạng preview mà thôi.