Tác giả Attack on Titan tiết lộ lý do không khai thác yếu tố tình cảm trong bộ truyện

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây thì tác giả Attack on Titan đã tiết lộ lý do không khai thác yếu tố tình cảm là vì anh "xấu hổ".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây thì tác giả Attack on Titan đã tiết lộ lý do không khai thác yếu tố tình cảm trong bộ truyện là vì anh “xấu hổ”.

Tác giả Attack on Titan tiết lộ lý do không khai thác yếu tố tình cảm trong bộ truyện

Tác giả Attack on Titan tiết lộ lý do không khai thác yếu tố tình cảm trong bộ truyện

Isayama Hajime (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1986) là một mangaka người Nhật Bản. Loạt manga đầu tay của anh, Đại chiến Titan (2009–2021) là một trong những manga bán chạy nhất mọi thời đại với 100 triệu bản bán ra trên toàn thế giới tính đến tháng 12 năm 2019. Trong buổi phỏng vấn gần đây, Hajime Isayama, tác giả thương hiệu ” Shingeki no Kyojin ( Attack on Titan ) tiết lộ một số chi tiết thú vị về tác phẩm.

PV: “Vì sao anh lảng tránh các yếu tố tình cảm rõ rệt trong truyện?”

Tác giả Attack on Titan: “Tôi cảm thấy… xấu hổ khi viết chuyện tình yêu đôi lứa giữa các nhân vật. Lý do khác là nếu đào sâu vào những thứ bên lề đó thì tôi sẽ không thể tập trung vào tuyến chuyện chính. Vậy đó, tôi không cảm thấy có chút động lực nào để viết các câu chuyện tình.”

Chính vì thế thay vì cho các cặp đôi đến với nhau thì Isayama lại cho một trong hai “bay màu” để đỡ phải nghĩ ra các tình huống tình cảm lãng mạn. Có thể thấy trong xuyên suốt tác phẩm Attack on Titan thì tác giả đã giữ đúng nguyên tắc của mình khi khiến cho các fan phải đau khổ vì nhiều nhân vật yêu thích của họ phải ra đi đồng thời không khai thác yếu tố tình cảm, ngay cả với cặp đôi nhân vật chính là Eren cùng Mikasa cũng chỉ có duy nhất một cảnh hôn ở cuối bộ truyện và cả hai cũng trong hoàn cảnh “đặc biệt”.

Làm fan hạnh phúc thì “xấu hổ” chứ khiến fan “đau khổ” thì tác giả Attack on Titan luôn sẵn lòng

Thêm một chút thông tin về vị tác giả “đáng mến” thì Isayama sinh ra tại thị trấn Oyama (nay thuộc thành phố Hita), tỉnh Oita, Nhật Bản. Anh bắt đầu gửi những tác phẩm của mình đến các cuộc thi sáng tác manga khi đang theo học tại Trường Trung học Hita Rinko. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh trúng tuyển vào chương trình thiết kế manga của khoa hội họa thuộc Học viện Kyushu Designer. Năm 19 tuổi, Isayama hoàn thành tác phẩm đầu tay của mình là one-shot 65 trang Shingeki no Kyojin, tiền đề cho loạt manga Đại chiến Titan sau này của Isayama. One-shot này đã giành giải “Tác phẩm xuất sắc” thuộc Giải thưởng Magazine Grand Prix (được biết đến với tên MGP) năm 2006 do nhà xuất bản Kodansha tài trợ. Ở tuổi 20, Isayama chuyển đến Tokyo và làm việc tại một quán cà phê Internet để theo đuổi sự nghiệp sáng tác truyện tranh.

Năm 2008, tác giả Attack on Titan tham dự giải Manga Freshman lần thứ 80 của tờ Tuần san Shounen và giành giải Khuyến khích Đặc biệt cho tác phẩm Heart Break One của mình. Tác phẩm khác của anh là Orz cũng là một trong các sáng tác được lựa chọn trong cuộc thi này vào năm 2009.

Ban đầu, Isayama thảo luận với nhà xuất bản Shueisha để cho đăng tác phẩm của mình trên tạp chí Weekly Shounen Jump, cũng như nhiều nhà xuất bản khác, nhưng đều bị từ chối hợp tác vì họ cho rằng nét vẽ của anh quá xấu và khuyên anh nên thay đổi cốt truyện để phù hợp hơn với thể loại shounen. Anh từ chối và quyết định gửi tác phẩm của mình đến tạp chí Tuần san Shōnen của nhà xuất bản Kodansha. Biên tập viên của Isayama đã đề nghị anh cân nhắc viết một bộ truyện dài tập dựa trên one-shot 65 trang ngày trước. Isayama dành nửa năm để xây dựng thế giới của bộ truyện. Năm 2009, tác phẩm dài kì đầu tiên của anh, Đại chiến Titan, bắt đầu được đăng hàng tháng trên tạp chí Bessatsu Shōnen (tờ spin-off của Tuần san Shounen).

One Piece Film: Red kết thúc vòng đời chiếu rạp với một poster đặc biệt

tại đây.