Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1)

Hãy cùng tìm hiểu lí do phim chuyển thể Anime lại không có những phản hồi như kì vọng và thường trở thành một tác phẩm từ không hay đến tệ.

Kỳ 1: Sự kiểm soát của các công ty phim và vấn đề diễn suất

Trong những năm trở lại đây Live Action trở thành một thể loại phim khá phổ biến trong nền công nghiệp điện ảnh. Dòng phim này thu hút sự chú ý của đông đảo fan nguyên tác không chỉ riêng Nhật Bản mà trên toàn thế giới .Thế nhưng số lượng không đi đôi với chất lượng, những bộ phim Live Action có chất lượng thấp vẫn đang chiếm đa số. Hãy cùng người viết tìm hiểu xem những điều ấy là gì nhé!

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 1.

Số lượng Anime chuyển thể thành phim ngày càng nhiều và đa dạng

1. Sự kiểm soát của các công ty phim

Trong lễ hội phim Nhật Bản, đạo diễn "Beat" Takeshi Kitano (người cùng thực hiện Ghost in the Shell phiên bản Hollywood) đã giải thích như sau:"Đó là vì nếu bạn chuyển thể một bộ manga thành phim, người ta sẽ đi xem nó, chỉ vậy thôi! Các công ty phim không có gan để chi tiền vào những kịch bản không tên tuổi".

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 2.

Đạo diễn Takeshi Kitano

Qua câu trả lời đó, ta có thể nhận thấy thực trạng của ngành điện ảnh Nhật Bản hiện nay, tất cả đều vì hai chữ "lợi nhuận"! Và có thể sinh lời thêm bằng những cách khác như chọn những diễn viên bảo đảm ăn khách hoặc tuyển idol đi đóng phim, kịch bản thì cứ bê nguyên si từ trong manga/ anime mà làm, vừa dễ mà vừa chiều lòngfan, đảm bảo không lỗ.

Lấy ví dụ như Kento Yamazaki và Oguri Shun, ai coi Live Action nhiều chắc cũng thấy hai diễn viên này thay nhau xuất hiện nhan nhản trên màn ảnh, từ gintama cho tới Death Note, rồi thì KingDom mới ra mắt năm nay.

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 3.

Yamazaki Kento.

Không phải là cứ phim thương mại thì sẽ không hay, nhưng rõ ràng nó đang bóp chết sự sáng tạo của đạo diễn và biên kịch, những diễn viên ít tên tuổi cũng sẽ khó mà phát triển trong ngành công nghiệp này.

Có thể nói rằng người Nhật hiên nay không đi xem phim vì tên tuổi của đạo diễn, trừ những cái tên quá nổi bật như Hayao Miyazaki ra, còn lại phim chuyển thể đều dựa hơi vào danh tiếng của manga gốc và idol nổi tiếng, dần dần những người tâm huyết với nghề cũng khó mà bám trụ khi không có môi trường bộc lộ cái tôi nghệ thuật của mình. Kết quả chúng ta có những bộ phim LA thiếu sáng tạo, xa vời thực tại với diễn xuất khó coi của các thần tượng, trong khi những phim LA hay chỉ chiếm phần ít.

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 4.

Đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki.

2. Vấn đề diễn xuất

Thật ra Kingdom là một Live Action khá ổn nếu xét về khía cạnh kĩ xảo và xây dựng bối cảnh, tuy nhiên diễn xuất là thứ khiến nó mất điểm đối.Cũng như đa số những phim chuyển thể kháckhác, nhân vật chính dường như có lối diễn xuất khá cường điệu, những khung cảnh cảm động trong phim cần phải có cách xử lí tinh tế và phù hợp với hoàn cảnh, nếu không nó sẽ rất giả và cliche ( từ chỉ những điều đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần đến mức gây nhàm chán).

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 5.

Kingdom bị chê vì diễn xuất tệ.

Lấy vì dụ trong Avengers: End Game, khi Iron Man chết những người xung quanh không cần phải gồng cơ mặt, thắt cơ hông rồi nói năng lắp ba lắp bắp trong nghẹn ngào gì cả, các diễn viên khác diễn rất tự nhiên nhưng vẫn để lại một khung cảnh đầy xúc động và đáng nhớ

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 6.

Diễn xuất xuất sắc của Robert Downey Jr.

Hay như trong một tác phẩm khác khá tốt là The Serial Killer Is Laughing In The Rain (cũng của Oguri Shun đóng chính), có một phân cảnh trong phim khi một nhân vật gặp chuyện khiến người đó muốn khóc thét lên, nhưng tình thế ép cô phải kìm nén nó lại, đó mới là nỗi đau đớn thực sự!

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 7.

The Serial Killer Is Laughing In The Rain do Oguri Shun thủ vai chính.

Mỗi khi xem một Live Action hay phim Nhật nào mà tới đoạn cảm xúc quan trọng, chỉ mong lối diễn xuất mang yếu tố kịch của diễn viên sẽ không làm phá vỡ không khí của cả bộ phim.

Như trong Attack On Titan, thật sự không thể đồng cảm nổi với bất kì nhân vật nào trong đó vì diễn xuất của họ trông quá giả, và lối diễn ấy quá phổ biến trong phim Nhật đến mức không hình thành định kiến cũng khó, dù biết rằng vẫn còn những diễn viên giỏi khác, nhưng mà.. cái gì xấu thì người ta sẽ nhớ dai hơn.

Tại sao lại nhiều tác phẩm live action chuyển thể từ anime có chất lượng thấp đến như vậy? (P.1) - Ảnh 8.

Attack on Titan Live Action – thảm họa trong lối diễn xuất.

Tất nhiên, một phần lỗi đến từ những đạo diễn, khi họ quá lạm dụng cảnh quay cận mặt, đây giông như một con dao hai lưỡi vì nếu diễn viên có diễn xuất tốt thì sẽ nâng tầm bộ phim lên, tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm hoặc còn quá nặng lối diễn sân khấu, đạo diễn cần tìm cách để che dấu chúng, thay vì cố chấp dùng những shot quay cận cảnh để zoom những điểm yếu ấy, đây là sự thiếu tinh tế của đạo diễn Nhật so với các nước khác. Một vài vấn đề bên lề như lương bổng, lịch làm việc dày đặc,.. cũng ảnh hưởng đến các diễn viên.

(còn tiếp)