Trong tập phim Đại chiến Hồng Hài Nhi, chính ngọn lửa Tam Muội của tên tiểu yêu này đã cướp đi một mạng trong số 72 mạng của Tôn Ngộ Không. Cũng chính thứ lửa kịch độc này mà Ngộ Không phải đến tận Nam Hải, tìm gặp Quan Âm Bồ Tát mong được cứu trợ.
Ngộ Không cầu cứu Quam Âm Bồ Tát.
Quan Âm ngồi trên đài sen, sau khi đã nghe Ngộ Không phân trần sự việc bèn nói: “Ngộ Không, trong bình nước Cam lộ này của ta không giống với nước mưa của Long Vương nên có thể dập được lửa Tam Muội. Nhà người thì không đủ sức mang nổi bình này của ta, còn nếu để Thiện tài Long nữ đi cùng nhưng ngươi lại là kẻ xấu chuyên lừa lọc người. Ngươi thấy Long nữ của ta xinh đẹp, lại thấy bình Cam lộ của ta quý báu lại cuỗm đi, mất công ta phải đi tìm”.
Như vậy có thể nhận thấy Quan Âm định giao bình cho Ngộ Không, nhưng nhận thấy hắn là kẻ nhiều lần phạm tội tày đình (trộm đào tiên, trộm linh đan…) khiến Quan Âm không thể yên tâm giao bình quý cho hắn.
Bồ tát lo sợ Ngộ Không sẽ động lòng trước nhan sắc của Long Nữ.
Trong câu nói của Quan Âm chắc chắn có ám chỉ đến một bí mật “động trời” của Ngộ Không, khiến nhiều người không thể tin Tôn Ngộ Không không có ham muốn, bởi ở hắn vẫn có thất tình lục dục.
Đáp lại câu nói đầy ẩn ý kia của Quan Âm, Ngộ Không bèn nhanh nhảu gạt đi: “Bồ Tát lại lo xa rồi, đệ tử ta xuất thân chốn sa môn nhất định không bao giờ làm những chuyện đó”. Vậy “những chuyện đó” mà Ngộ Không nhắc đến thực ra là những chuyện gì? Vì sao cuộc đối thoại giữa Quan An và Ngộ Không đều ám chỉ một bí mật nào đó vô cùng khó hiểu đến vậy?
Trong nguyên bản Tây Du Ký thì Ngộ Không lại cực kỳ háo sắc
Thực tế, muốn đi tìm lời giải đáp có lẽ chúng ta cần quay trở lại thời điểm 500 năm trước, khi Ngộ Không còn làm Mỹ Hầu Vương ở Hoa Quả Sơn.
Tại đây, hắn thường cho bắt con gái nhà lành về mua vui mà trong truyện Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân đã cố tình lược bỏ. Cũng cần phải biết rằng, tác phẩm của Ngô Thừa Ân được cải biên từ vở kịch cùng tên của Dương Cảnh Hiền thời nhà Nguyên.
Thực ra Ngộ Không vẫn có thất tình lục dục như bất kỳ gã đàn ông nào.
Trong nguyên bản Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền có rất nhiều tình tiết miêu tả những lần Ngộ Không “vui vẻ” với nữ giới khi còn ở Hoa Quả Sơn.
Đáng tiếc, những tình tiết này đã không còn xuất hiện trong phiên bản Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, nhằm làm giảm sự chú ý của triều đình cũng như độc giả thời bấy giờ khá khắt khe. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người không hề biết đến một Ngộ Không thần thông quảng đại, nhưng cũng vô cùng háo sắc.
Hoa Quả Sơn không có lấy bóng dáng một khỉ cái.
Ngoài ra, dù không biết đến nguyên bản Tây Du Ký nhưng có lẽ không ít người hâm mộ cũng đặt câu hỏi, ở Hoa Quả Sơn vì sao toàn là khỉ đực mà không hề có sự xuất hiện của khỉ cái. Chẳng nhẽ toàn bộ khỉ ở đây đều là thạch hầu sinh ra từ đá như Ngộ Không hết hay sao?
Quả thật, chúng ta đều khâm phục Quan Âm có đôi mắt thông tuệ, biết nhìn xa trông rộng và hiểu rõ quá khứ không mấy “trong sạch” của Ngộ Không khi còn ở Hoa Quả Sơn 500 năm trước, háo sắc hệt như Trư Bát Giới không hơn không kém.
Bồ Tát không tin Ngộ Không là kẻ không háo sắc.
Chính vì vậy mà Quan Âm Bồ Tát cảm thấy không thể yên tâm khi cử Long Nữ xinh đẹp hầu cận đi cùng Ngộ Không. Do đó mà Bồ Tát đành phải thân chinh, mang bình Ngọc Tịnh chứa nước Cam lộ cùng Ngộ Không đi hàng phục Hồng Hài Nhi.
Còn một chi tiết nữa trong Tây Du Ký cũng ám chỉ Tôn Ngộ Không hiểu sâu sắc về nữ giới. Trong tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, khi mâu thuẫn giữa hai thầy trò lên cao, Ngộ Không phát tiết mà nói: “Nếu ta mà hóa thân thành phụ nữ, ai mà phải lòng ta chắc chắn sẽ bị lừa mà lôi vào trong động hết…”. Nói vậy có thể thấy, Ngộ Không hiểu được rằng nhan sắc phụ nữ chính là một thứ đầy mê hoặc.