Với những khán giả của phim cổ trang Trung Quốc, hình ảnh cây phất trần không phải là điều gì quá xa lạ. Đồ vật này thường gắn liền với tầng lớp thái giám trong các phim cổ trang lịch sử Trung Quốc. Dù rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng của cây phất trần này.
Nguồn gốc của cây phất trần
Trong lịch sử Trung Quốc có câu: "Tay cầm phất trần, không phải người phàm" khiến nhiều người không khỏi tò mò về thân thế của cây phất trần. Liệu đây có phải là đồ vật thật sự quan trọng, chứa đựng nhiều bí ẩn đằng sau vẻ ngoài đơn giản ấy chăng?
Vào thời xa xưa, phất trần là dụng cụ quen thuộc trong các gia đình. Nó được làm từ lông dê, sợi đay, gai vải bông xe nhỏ hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây... và được dùng để đuổi muỗi, bảo vệ sức khỏe cho đời sống tu hành.
Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự.
Dưới thời phong kiến Trung Quốc, các thái giám thường mang bên mình cây phất trần. Bởi vì học hính là người hầu hạ, chăm lo cuộc sống thường ngày của các bậc vua chúa. Họ cũng chính là người quét dọn bụi bặm trên ghế, trên giường của vua chúa. Vì vậy, họ mang theo phất trần để tiện cho việc quét dọn các ngóc ngách trong cung điện.
Bất kể vua đi đến đâu, ngồi ở đâu, thái giám đều dùng phất trần để dọn dẹp cẩn thận qua một lựa. Đến khi vua đứng dậy rời đi, các thái giám cũng có thể dùng phất trần để phủi đi bụi bặm trên người nhà vua. Bởi nếu trực tiếp dùng tay để chạm hoặc vỗ vào người Thiên tử sẽ bị coi là một hành động đại bất kính.
Vũ khí lợi hại đằng sau vẻ ngoài tầm thường
Ngoài công dụng chủ yếu để phủi bụi bặm, phất trần còn được các thái giám xem như một loại vũ khí. Tuy nhiên, phất trần không lợi hại như dao, kiếm..., không thể lấy mạng người trong chớp mắt mà chỉ để trừ tà.
Phất trần gắn liền với hình ảnh các thái giám hầu cận bên cạnh vua
Theo đó, trong quan niệm của Đạo giáo cho rằng phất trần là pháp khí của các nhân vật thần thoại. Trong đó tiêu biểu nhất là Thái Thượng Lão Quân luôn mang theo phất trần bên mình. Thế nên phất trần thường mang lại cảm giác siêu phàm, thoát tục.
Trong thời cổ đại, vương thất hoàng gia cũng tin rằng cây phất trần là một vật mang lại may mắn, hưng thịnh cho các triều đại. Vì thế, thái giám - người thân cận luôn ở bên cạnh vua luôn phải cẩm cây phất trần bên cạnh. Đây là lý do khiến cây phất trần trở thành "vũ khí" gắn liền với hình tượng thái giám Trung Hoa thời xưa.
Thái giám nổi tiếng trong thời phong kiến Trung Quốc - Cao Lực Sĩ
Tuy nhiên thực tế là càng về sau, phất trần dần trở thành một vật để thể hiện chức vị cao thấp của các thái giám mà không phải bất cứ thái giám nào cũng có cơ hội cầm.
Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng vật dụng này vốn tượng trưng cho những người đã cắt bỏ "của quý". Vì thế các thái giám luôn phải cầm bên mình để nhắc nhở về thân phận của bản thân, từ đó càng phải giữ lòng trung thành với chủ tử, không nên vọng tưởng về những thứ phù phiếm như vàng bạc châu báu hay quyền lực địa vị.