"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm"

Dựa hơi nhà văn Kim Dung để cho ra đời những tác phẩm kém chất lượng, phim kiếm hiệp Kim Dung giờ đây bị khán giả coi là "rác phẩm".

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1130131132133134

Tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cùng những bản chuyển thể phim truyền hình từ lâu đã chẳng còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Lượng fan hùng hậu, cốt truyện đặc sắc, dễ triển khai là lí do chính để các đạo diễn cho ra nhiều phiên bản khác nhau của những bộ truyện kiếm hiệp làm mưa làm gió ở Trung Quốc. Vậy nhưng giờ đây, nhiều khán giả dường như đang bị “bội thực”, ngán ngẩm khi các tác phẩm bị xào đi xào lại quá nhiều lần, mà lại càng làm càng chán. Thậm chí, họ còn gọi tác phẩm mới như Tân Tiếu ngạo giang hồ 2018 là rác phẩm.

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 1

Có đến hơn 86% khán giả đánh giá 1 sao cho "Tân Tiếu ngạo giang hồ", khiến bộ phim này rớt hạng thê thảm

Theo thống kê trên trang Douban, các tác phẩm Kim Dung được quay đi quay lại nhiều nhất là Thần điêu đại hiệp với 11 lần, “Ỷ thiên đồ long ký” 9 lần, “Tiếu ngạo giang hồ” 8 lần và 6 lần với “Lộc đỉnh ký”. Sau hơn 40 lần xào đi nấu lại, những bộ phim này đang dần làm mất đi giá trị tên tuổi của nhà văn Kim Dung với thành tích bết bát, bị khán giả phê bình kịch liệt bằng lời lẽ gay gắt, tức giận.

“Bình cũ rượu mới”, tuy mới nhưng không ngon. Không phải bỗng dưng khán giả quay lưng lại với những tác phẩm được coi là "con cưng" này, thế nên câu hỏi được nhiều người đặt ra chính là: "Rõ ràng kĩ thuật chuyên môn đang ngày càng tiến bộ, vậy tại sao chất lượng tác phẩm lại ngày một đi xuống?"

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 2

"Tân Ỷ thiên đồ long ký" một lần nữa khiến khán giả đặt ra câu hỏi về chất lượng của các tác phẩm remake

Về nội dung, việc chuyển thể một cuốn tiểu thuyết thành phim phần nhiều dựa vào góc nhìn và sức sáng tạo của biên kịch. Nhưng các biên kịch ngày nay đang dần quên đi cốt lõi trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung - đó là chất "võ hiệp" - thay vào đấy là những câu chuyện tình cảm ngoài lề đậm chất "ngôn tình". Trong Tân Tiếu ngạo giang hồ 2013 hay Thần điêu đại hiệp 2014, Vu Chính đã "thành công" hô biến phim kiếm hiệp thành phim ngôn tình cổ đại. Còn Tân Ỷ thiên đồ long ký 2018 thì bị khán giả phê bình vì việc xây dựng hình ảnh Trương Vô Kị thành một tên đàn ông tồi tệ, tham lam, từ một người muốn chăm sóc cho Triệu Mẫn cả đời biến thành kẻ trăng hoa, chỉ biết nghĩ làm sao để sở hữu được cả bốn cô gái. Việc các biên kịch chỉ xoáy sâu vào câu chuyện tình cảm của các nhân vật, mà quên đi đầu tư chi tiết cho cốt truyện vốn là những màn đấu tranh chốn giang hồ, khiến không ít người xem phải lắc đầu ngán ngẩm.

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 3

Chàng thiếu hiệp Trương Vô Kỵ ngày nào giờ lại thành kẻ "bắt cá bốn tay"

Những màn đấu võ đẹp mắt là yếu tố hàng đầu thu hút người xem phim kiếm hiệp Kim Dung. Nhưng từ mãn nhãn, người xem dần trở nên bất mãn vì các đạo diễn lạm dụng quá nhiều hiệu ứng slow-motion (quay chậm). Trong bản Tân Ỷ thiên đồ long ký mới nhất, vì những bình luận tiêu cực của khán giả sau khi phim lên sóng, nhà sản xuất phim đã phải chỉnh sửa lại các động tác võ thuật về đúng tốc độ thật của chúng.

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 4
"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 5

Những màn đấu võ không ra đâu vào đâu...

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 6
"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 7

...khiến người xem không khỏi lắc đầu ngám ngẩm

Khi đã được làm lại, thì diễn xuất của các diễn viên giữa nhiều phiên bản khác nhau cũng được khán giả đưa lên bàn cân so sánh. Diễn xuất gượng gạo, hay cho dù đánh nhau lăn lộn mặt đất thì khuôn mặt vẫn phải tinh tươm sạch sẽ, không vướng bụi trần của các diễn viên khiến nhiều khán giả không khỏi tức giận. Trên trang Weibo, có bình luận bày tỏ: "Tôi trả tiền để xem phim họ diễn, vậy mà họ đang làm gì thế này?"

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 8

Hình tượng nhân vật mà các diễn viên cũ gầy dựng bỗng dưng sụp đổ trong các bản remake sau này 

Có thể nói, thái độ làm việc không chuyên nghiệp, tinh thần cầu tiến của các diễn viên trẻ hiện nay cũng đang góp phần vào việc hủy hoại tác phẩm chuyển thể. Tiêu biểu hơn là những vai diễn được lựa chọn cẩu thả, không phù hợp với hình tượng nhân vật trong nguyên tác, như vai Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy thường bị cư dân mạng chế giễu là "Cô cô đùi gà", hay Nhậm Doanh Doanh của Viên San San thì bị khán giả chê bai kém sắc, chả trách Lệnh Hồ Xung lại bỏ theo Đông Phương Bất Bại.

"Tiếu ngạo giang hồ" quay lại 8 lần, "Thần điêu đại hiệp" 11 lần vẫn bị coi là "phế phẩm" - 10

Trần Nghiên Hy đã thành công trong việc "hủy diệt" hình tượng băng thanh ngọc khiết của Tiểu Long Nữ, vốn đã được Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi xây dựng thành công trước đó...

Có thể nói, kho tàng văn học của nhà văn Kim Dung để lại sẽ vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim. Tuy nhiên, sáng tạo và cải biên như thế nào để truyền đạt được những điều tinh hoa, cốt lõi nhất trong tác phẩm lại không phải chuyện dễ dàng. Hi vọng trong tương lai gần, khán giả có thể được thưởng thức những bộ phim kiếm hiệp mới, được thể hiện trau chuốt và hoàn hảo nhất.