Lắng nghe những chia sẻ từ studio Graphinica về việc sử dụng 3DCG trong sản xuất anime thông qua quá trình thực hiện SSSS.DYNAZENON.
Tiếp nối loạt bài về cách các nhà làm phim Nhật Bản sử dụng 3DCG trong sản xuất anime, chúng ta đến với Graphinica. Anime “SSSS.DYNAZENON” là tác phẩm nối tiếp của anime “SSSS.GRIDMAN” (2018) dựa trên “Denkou Chojin Gridman” (1993) của Tsuburaya Productions. Bộ phận 3DCG của studio Graphinica phụ trách các cảnh 3D trong dự án.
Graphinica là một công ty sản xuất anime có cơ sở tại Shinjuku, Asagaya và Sapporo. Lần này, các phóng viên của chương trình “Animation Industry Edition” phỏng vấn ông Koji Ichikawa, giám đốc 3DCG của “SSSS.DYNAZENON” và bà Yuka Ikegami, nhà sản xuất 3DCG, về công việc “tái tạo các hiệu ứng đặc biệt với 3DCG” một cách chi tiết nhất.
Ngay từ đầu, nghe có vẻ lạ khi “tái tạo các hiệu ứng đặc biệt với 3DCG”. “Hiệu ứng đặc biệt” (special effects) là một thuật ngữ thường được sử dụng cho video người đóng, nhưng với hoạt hình 3DCG, hiệu ứng đặc biệt là gì?
Ichikawa – Đạo diễn 3DCG của Graphinica chia sẽ rằng animation của SSSS.GRIDMAN là thành quả đầu tiên để thể hiện hoạt ảnh kiểu hiệu ứng đặc biệt, đồng thời xen lẫn vẽ tay trong đó. Ichikawa nói thêm việc tham khảo Ultraman đã giúp ông nghĩ ra một phương pháp “quản lý chuyển động và góc quay”.
Một ví dụ là 3DCG tái tạo góc máy như đặt dưới chân chủ thể. Ngoài ra, phương pháp tái tạo chuyển động như thể nó được quay ở chế độ chuyển động chậm trên 3DCG được áp dụng ở khắp mọi nơi. Các kỹ thuật này thường được sử dụng trong các hiệu ứng đặc biệt, chúng được kết hợp và được thể hiện bằng 3DCG. Đây là cơ sở của 3DCG theo phong cách hiệu ứng đặc biệt trong SSSS.GRIDMAN.
Ngoài ra, công ty có lợi thế về biểu hiện hoạt hình sắc nét ở góc máy cận, “chuyển động mờ” cũng được pha trộn một cách tinh tế. Phần có nội dung “hiệu ứng đặc biệt” được cố ý tạo ra để trông giống như chuyển động chậm tách biệt với phần còn lại. Người phụ trách từng phần chọn các tham số và tự do thêm hoạt ảnh theo ý mình.
Ông Ichikawa chia sẽ thêm: “Thậm chí để các cảnh phim độc đáo hơn, ông đã tạo ra một trận chiến robot với các hiệu ứng đặc biệt, thêm một vài biểu cảm dễ thương thay vì một hành động thuần”. Lấy ví dụ, chuyển động của một con quái vật bị đấm sẽ trông như thế nào. một trang phục giống như cao su sẽ trông như thế nào, hoặc đơn giản chỉ là một cú đá. Có thể nói rằng 3DCG tái tạo được nhiều thứ một cách hoàn hảo. Nhiều điều thú vị mà chỉ với bàn tay con người, chắc rằng có những giấc mơ sẽ thành hiện thực.
Chia sẽ thêm về phong cách sản xuất của bộ phận 3DCG của công ty, Ichikawa tiết lộ là công ty đang đào tạo các họa sĩ hoạt hình Maya và 3ds Max. 3ds Max là công cụ chính trong lĩnh vực hoạt hình CG, nhưng là một thách thức để đáp ứng những thay đổi về số lượng dự án Maya ngày càng tăng.
Bà Ikegami (nhà sản xuất 3DCG của Graphinica) nói: “Chúng tôi đang đào tạo và hỗ trợ các họa sĩ hoạt hình làm việc với cả Maya và 3ds Max nhiều nhất có thể để các dự án có thể được xử lý bằng phần mềm không bị bó buộc”.
“Bằng cách sử dụng “Media & Entertainment Collection” có thể tận dụng đồng thời cả Maya và 3ds Max, công ty đã thiết lập một hệ thống có thể đáp ứng linh hoạt” – Ikegami tiếp tục. Ngoài ra, ông Ichikawa cũng cho biết “MotionBuilder có ưu điểm là rất nhẹ và dễ tạo dáng. Vì nó dễ dàng liên kết với 3ds Max, ngay cả trong quá trình sản xuất” .
Anime là một trong những nét văn hóa mà Nhật Bản tự hào nhất. Phim hoạt hình Nhật Bản đã luôn duy trì tiêu chuẩn cao cả về nội dung và chất lượng. Bộ công cụ của Autodesk hỗ trợ sản xuất với một hệ thống hoàn hảo. “M & E Collection”, bao gồm MotionBuilder, thổi hồn vào các nhân vật 2D theo ý muốn, sẽ là một công cụ mạnh mẽ trong tương lai của anime CG.
Tìm hiểu về cách các nhà làm phim sử dụng 3DCG trong anime (Phần 1: MAPPA)