Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương

Ở The Karate Kid, tình bạn không có rào cản và là một ngôn ngữ toàn cầu, màu nhiệm.

Dù đã ra mắt hơn 1 thập kỷ nhưng cho đến nay, The Karate Kid (phiên bản do Thành Long đóng chính) vẫn khiến khán giả Việt vô cùng thổn thức và yêu thương. Không chỉ lồng ghép nhiều cảnh hành động võ thuật mãn nhãn, phim còn nhắn nhủ đến người xem những thông điệp sâu sắc, nhân văn về tình bạn, sự tôn trọng và việc "khác biệt chẳng sao cả".

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 1.

The Karate Kid kể về Dre (Jaden Smith) - một cậu bé rời Mỹ cùng mẹ để đến định cư ở Trung Quốc. Bước vào môi trường hoàn toàn trái ngược, gặp gỡ những người bạn đồng trang lứa khác biệt, Dre cảm thấy bản thân là dị biệt, bị cô lập. Thế nhưng sự xuất hiện của ông Hán (Thành Long) và cô bạn Mỹ Anh (Hàn Văn Văn) đã giúp Dre tìm lại được niềm vui của cuộc sống. Việc thay đổi hoàn toàn gốc gác của nam chính Dre so với bản gốc 1984 đã giúp tầng lớp ý nghĩa về "tôn trọng sự khác biệt" của The Karate Kid thêm phần rõ ràng, nhưng được truyền tải vô cùng tự nhiên, đáng xem.

"Tình" là thứ ngôn ngữ toàn cầu, không có rào cản

Trong The Karate Kid, khán giả dễ dàng thấy được nhiều bức chân dung tình bạn đa dạng, gần như không có giới hạn. Khi vừa đến Trung Quốc, cậu bé Dre lạc lõng, cô đơn đến cùng cực cho đến khi gặp cô bé Mỹ Anh. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn, dù thoạt nhìn có chút "lạc quẻ" vì khác biệt nguồn gốc, màu da nhưng sau cùng, cả Dre và Mỹ Anh đều tìm thấy niềm vui ở tình bạn mới đâm chồi này.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 2.

Là một người phương Tây giữa thành phố, giữa môi trường toàn người phương Đông, Dre may mắn tìm được chữ "tình" ở Mỹ Anh. Mỹ Anh chưa từng vì sự khác biệt ngoại hình mà xa lánh Dre, ngược lại cảm thấy lý thú, mới mẻ với tính cách, cũng như sở thích của cậu bạn này. Mỹ Anh dẫn Dre xem mình tập đàn, đi xem rối nước, tìm hiểu về văn hóa muôn màu. Ngược lại Dre dẫn Mỹ Anh đi tìm niềm vui, chơi đài phun nước, trượt ván hay tập võ.

Vậy mới thấy tình bạn, tình yêu đúng là thứ ngôn ngữ toàn cầu, vô hình nhưng mang sức mạnh gắn kết mạnh mẽ giữa người với người. Bất kể bạn ở đâu, có nguồn gốc và câu chuyện như thế nào, chỉ cần cùng thích một bản nhạc, cùng ghiền một món ăn thôi là đã có thể trở nên thân thiết.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 3.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 4.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 5.

Tình bạn là thứ ngôn ngữ toàn cầu, vô hình nhưng mang sức mạnh gắn kết mạnh mẽ giữa người với người.

Thành Vũ

Ngoài ra, The Karate Kid còn mang đến tình bạn giữa Dre và ông Hán, một "cặp bài trùng" cùng nhau tôi luyện, chữa lành chứ không chỉ đơn thuần là mối quan hệ thầy - trò. Tình bạn của The Karate Kid được thể hiện mạnh mẽ thông qua Kungfu - võ thuật. Người học võ phải thượng võ, dùng võ để giúp ích cho cuộc đời chứ không phải hành hạ người khác.

Bài học của ông Hán dành cho Dre xuyên suốt phim đã thay đổi cậu, giúp cậu mở lòng hơn với chính mình, rằng một đất nước xa lạ vẫn chào đón bạn đó thôi, chỉ là bạn chưa đủ tự tin, chưa đủ yêu thương bản thân để nhìn thấy ngoài kia, vẫn có những người mến và sẵn sàng kết bạn với bạn (như Mỹ Anh).

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 7.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 8.

Giáo dục tốt tạo ra những người bạn tốt

Vậy vì sao Mỹ Anh lại trở thành bạn của Dre, còn Trình (Vương Chấn Uy) lại là kẻ thù? Bỏ qua việc Trình xem Dre là người xen vào tình cảm của cậu và Mỹ Anh, Trình vốn dĩ được giáo dục để trở thành kẻ bặm trợn. Khác với góc nhìn của ông Hán - học võ để tìm lại bản ngã, Lý sư phụ (Vu Vinh Quang) lại dạy học viên rằng võ giúp chúng ta thượng đẳng, trở thành kẻ mạnh và có quyền bắt nạt kẻ yếu. Điều này thể hiện rõ ở việc Trình dẫn đầu nhóm bắt nạt Dre chỉ vì cậu khác biệt, hay Trình và các học viên của Lý sư phụ đều rất tàn nhẫn trên sàn đấu.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 9.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 10.

Chẳng có ai vừa sinh ra đã biết phân biệt, biết kỳ thị (Children aren't born racist). Thế nhưng bất kì ai cũng rất dễ rơi vào vòng xoáy của sự phân biệt nếu từ đầu không được dạy điều hay lẽ phải. Ở The Karate Kid, Trình chính là ví dụ điển hình cho giáo dục nhận thức sai dễ khiến con trẻ trở thành người xấu.

Ngược lại, tuy có ba mẹ khá nghiêm khắc nhưng sau cùng, Mỹ Anh vẫn là đứa trẻ tốt, chứng tỏ bố mẹ của cô bé có sự giáo dục đúng đắn. Họ chỉ bực Dre vì Dre dụ Mỹ Anh bỏ thi violin để đi chơi, thế nhưng rồi cũng cho Mỹ Anh đi xem giải đấu võ để cổ vũ cho Dre.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 11.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 12.

Một minh chứng khác cho thấy thông điệp "dạy trẻ sống đúng" được khắc họa sâu cay, mạnh mẽ ở The Karate Kid đó là sau khi Dre giành chiến thắng. Những học viên của ông Lý dường như nhận ra bấy lâu nay, chúng đã bái lầm sư phụ. Để rồi ở cái kết, khán giả có thể mỉm cười khi Trình cùng tất cả học viên áo đỏ bỏ ông Lý, sang "tầm sư học đạo" ông Hán.

Khi sự giáo dục đi đúng hướng thì thành quả sẽ vô cùng ngọt ngào, đáng ngưỡng mộ, và điều đó có tính tác động lớn hơn bất cứ điều gì. Thành công của một người có thể giúp một người khác có được cảm hứng để làm nên điều tương tự, và một người bạn tốt sẽ tạo ra một người bạn tốt.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 13.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 14.

Một người bạn tốt sẽ tạo ra một người bạn tốt.

Thành Vũ

Tạm kết

The Karate Kid, dù là bản phim 1984 hay 2010, đều mang một "nhịp đập" về tình bạn và bài học tôn trọng sự khác biệt. Chúng ta đều dễ dàng bắt gặp, đối mặt với những kẻ bắt nạt như Trình, song đừng quên sẽ luôn có những người bạn tốt, vị tha, yêu thương tất cả mọi thứ ở chúng ta như cách Mỹ Anh nhìn nhận, tôn trọng Dre. Tình bạn là không có rào cản.

Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 16.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 17.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 18.
Tình bạn ở Karate Kid nhắn nhủ sâu sắc: Kỳ thị không phải bản năng lúc sinh ra, vậy nên hãy học cách yêu thương - Ảnh 19.

Những hình ảnh hậu trường tôn vinh tình bạn không rào cản tuyệt đẹp của dàn cast The Karate Kid

Tình Bạn Vạn Người Mê - chiến dịch được phát động với các tuyến nội dung và chuỗi hoạt động tương tác trên đa nền tảng, sẽ cùng bạn "khoe khoang" những khoảnh khắc; trải lòng, ôn lại kỷ niệm xưa hay kể thật nhiều về tình bạn mà mình đang có.

Vì tình bạn thật đẹp và tôi rất trân trọng những người bạn xung quanh, những mối quan hệ mà tôi có, cùng tham gia Tình Bạn Vạn Người Mê và đừng quên hashtag #tinhbanvannguoime để chúng ta có thể tìm thấy nhau, bạn nhé!

Nguồn ảnh: Tổng hợp

https://KenhTinGame.Com/tinh-ban-o-karate-kid-nhan-nhu-sau-sac-ky-thi-khong-phai-ban-nang-luc-sinh-ra-vay-nen-hay-hoc-cach-yeu-thuong-2022070518262959.chn