Top 5 bộ phim hoạt hình Nhật Bản buồn thảm nhất ai cũng phải rơi lệ

(KenhTinGame) - Những nội dung đầy tính nhân văn, cùng với bi kịch xảy đến với các nhân vật chính đã khiến khán giả không thể không rơi nước mắt

Princess Mononoke

Công chúa Mononoke đã và đang là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất mà nền điện ảnh Nhật Bản đã sản sinh ra. Do hãng Ghibli sản xuất, bộ phim có thời lượng 130 phút này đưa khán giả đến một thế giới hư cấu tuyệt đẹp, theo chân hoàng tử Ashikata của bộ lạc Emishi và công chúa Mononoke chiến đấu chống lại đám người khai thác rừng ở Pháo đài Sắt.

Ra mắt cách đây 20 năm, Công chúa Mononoke đã thức tỉnh mọi người về hậu quả nghiêm trọng của việc tàn phá hệ sinh thái, hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật qua các hoạt động khai thác rừng bừa bãi. Đến một lúc nào đó, chính con người sẽ phải gánh chịu cơn giận dữ tội cùng của “bà mẹ thiên nhiên” và đối mặt với một thảm họa diệt vong chưa từng có.

Bộ phim cũng được coi như là một khúc ca anh hùng về những con người trẻ tuổi sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lý tưởng của bản thân và hướng xã hội tới những điều tốt đẹp. Xem xong bộ phim này, bất cứ ai cũng sẽ phải suy nghĩ lại về cuộc sống và mối quan hệ của con người với thiên nhiên hoang dã.

Tonari no Totoro

Nói đến hoạt hình Nhật Bản, rất nhiều bản trẻ Việt sẽ nghĩ ngay đến Totoro, linh vật rừng xanh có vẻ ngoài cực dễ thương và đáng yêu được tạo nên bởi trí tưởng tượng của nhà làm phim Hayao Miyazaki

Bộ phimi kể về chuyến đi kỳ lạ của cô bé Satsuki (10 tuổi) và cô em nghịch ngợm Mei của mình (5 tuổi) khi cùng bố chuyển từ thành phố về quê sống những năm đầu thập kỷ 50. Khi đang khám phá khu rừng cạnh làng, cả hai phát hiện ra những vị thần linh của rừng, đó là 3 con Totoro đầy dễ thương, theo cái cách vô cùng ngộ nghĩnh và mê hoặc.

Xuyên suốt bộ phim, khán giả sẽ cảm nhận cuộc sống êm đẹp và thanh bình của 2 cô bé tại vùng nông thôn Nhật Bản, những cuộc vui chơi cảm động đáng nhớ với Totoro và đã có lần vị thần này giúp đỡ 2 cô bé về thăm mẹ khi bà đổ bệnh nặng. Kết thúc bộ phim, hai chị em vui vẻ ngồi trên chiếc xe buýt quay trở lại làng, trong niềm vui khi biết mẹ vẫn khỏe và quãng thời gian vui vẻ với Totoro vẫn còn đang ở phía trước.

Grave of the Fireflies

Mộ đom đóm có lẽ là bộ phim hoạt hình sầu thảm và xuất sắc nhất của ngành phim hoạt hình Nhật Bản, đến nỗi nó đã từng được khuyến cáo không dành cho trẻ em vì nội dung quá đau thương ai oán.

Dựa trên tác phẩm cùng tên các của nhà văn Nosaka Akiyuki, bộ phim kể câu chuyện về 2 anh em Seita và Setsuko phải vật lộn làm mọi cách để kiếm sống trong thời điểm nước Nhật đang chuẩn bị đón nhận kết cục thua trận trong thế chiến II. Họ đã mất mẹ sau khi quân Mỹ thả bom thành phố Kobe, còn người cha thì đi lính cho quân đội Hoàng gia Nhật Bản.

Cả bộ phim là câu chuyện đầy đau đớn và chua xót về tình anh em, khi cậu bé Seita phải làm đủ mọi cách để cứu em gái Setsuko khỏi chiến tranh và nạn đói rình rập. Tuy nhiên, cô em gái dễ thương nhưng yếu ớt của cậu không thể trụ nổi trước sự khắc nghiệt của cuộc sống và những người xung quanh. Setsuko ra đi mãi mãi vì thiếu ăn, trong nỗi đau không thể cất thành lời của người anh cũng như khán giả.

Mộ đom đóm chính là một tiếng nói phản chiến đầy mạnh mẽ, là một bức tranh xám xịt nhuốm đầy mùi tàn khốc và bi thương, phản ánh một cách đau đớn nhất hậu quả kinh hoàng mà chiến tranh gây ra cho những tâm hồn bé nhỏ. Sự hồn nhiên dễ thương của Setsuko càng khiến cho bộ phim trở thành một câu chuyện đau buồn nhất trong lịch sử.

Thực tế, tác giả Nosaka Akiyuki chính là người anh tranh trong bộ phim, và ông đã viết cuốn tiểu thuyết như là một lời xin lỗi tới người em gái quá cố của mình.

Who’s Left Behind – Kayoko’s Diary

Nhật ký của Kayoko cũng là một bộ phim hoạt hình lấy bối cảnh những năm 40 của thế chiến thế giới thứ 2, có nội dung phản ánh cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ trong thời kỳ đại khủng hoảng của nước Nhật. Kayoko là một cô bé mít ướt và vô cùng đáng yêu, em mới bước chân vào lớp 1 thôi nhưng đã phải sớm chứng kiến sự phũ phàng mà chiến tranh mang lại.

Giữa lúc chiến tranh diễn ra quyết liệt thì mẹ Kayoko lại mang bầu. Cô bé mong chờ được làm chị bao nhiêu, thì thực tế khắc nghiệt lại cướp đi ước mơ nhỏ nhoi đó nhanh bấy nhiêu.

Thời gian dần trôi, Kayoko lớn lên và cô dần cảm thấy sự u ám đen tối mà gian đoạn cuối thế chiến thứ 2 mang đến cho người thân và những người xung quanh mình. Mặc dù là một bộ phim hoạt hình, có đối tượng hướng tới chủ yếu là thiếu nhi, song Nhật ký của Kayoko khiến lại khiến bất cứ người lớn nào cũng phải chau mày suy ngẫm, về cái cách mà chiến tranh đã dễ dàng cướp đi tâm hồn và tuổi thơ của những đứa trẻ vô tội.

Howl’s Moving Castle

Thêm một tác phẩm của thiên tài Hayao Miyazaki, nhưng Lâu đài di động của Howt lấy bối cảnh khá khác biệt, kể về cuộc sống của những người dân ở Châu Âu. Sophie là một cô gái làm việc tại của hàng mũ, ngày qua ngày cuộc sống của cô là một chuỗi những điều tẻ nhạt và đơn điệu. Tuy nhiên tất cả đã thay đổi hoàn toàn khi cô gặp một chàng phù thủy điển trai và bí ẩn có tên là Howl

Tuy nhiên mối quan hệ của họ khiến phù thủy Hoang mạc tức giận, Bà ta yểm bùa Sophie, biến cô thành một bà lão. Khi biết rằng lời nguyền cũng ngăn không cho mình nói với bất kỳ ai, Sophie quyết định chạy trốn. Tuy nhiên cô không giấu được Howl, biết chuyện nên anh đã đưa Sophie tới toàn lâu đài bay của mình, mang cô tới những vùng đất kỳ lạ và huyền diệu nhằm tìm cách giải câu thần chú quái ác kia.

Bộ phim giúp khán giả cảm nhận được sự cao thượng trong tình cảm và quan hệ giữa người với người. Một khi tình yêu đã đủ lớn và đủ chân thành, con người sẽ không còn bận tậm tới dáng vẻ bên ngoài nữa, sẵn sàng nắm tay nhau đi khám phá những miền đất mới với sự đồng điệu trong tâm hồn.