Thời đại công nghệ phát triển cũng đi kèm với nhiều mặt bất cập khi trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế công việc của các họa sĩ minh họa tại Trung Quốc.
Trí tuệ nhân tạo hay AI đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như “học tập” và “giải quyết vấn đề”.
Khi máy móc ngày càng tăng khả năng, các nhiệm vụ được coi là cần “trí thông minh” thường bị loại bỏ khỏi định nghĩa về AI, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng AI. Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng “AI là bất cứ điều gì chưa được thực hiện.”
Sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đang khiến nhiều người lo ngại khi sẽ xâm chiếm vào công việc của mình. Điển hình như các công cụ tạo hình ảnh AI, như Dall-E, Stable Diffusion và Mid Journey. Rest of World gần đây đã phỏng vấn họa sĩ minh họa Amber Yu, người đã tiết lộ việc các công ty game tại Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng AI để tạo hình minh họa cho game.
Trước đi, Amber có thể kiếm từ 3.000 đến 7.000 nhân dân tệ cho mỗi poster và cô phải mất cả tuần để sáng tạo nên một hình ảnh cho nhân vật mang đậm bản sắc Trung Quốc. Trong khi đó, với AI các công ty game chỉ mất vài giây cùng với một khoản phí nhỏ. Các công ty game cũng chỉ phải trả khoản phí nhỏ cho các họa sĩ nhằm khắc phục các lỗi nhỏ trong ảnh.
Xu Yingying, một họa sĩ minh họa tại một studio nghệ thuật game độc lập ở Trung Quốc, cũng đã trải nghiệm tác động của AI đối với ngành công nghiệp minh họa. Khi lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển thì tiềm năng và ảnh hưởng của nó là vô cùng nặng nề đối với nhiều ngành nghề bao gồm cả anime. Với sự cải tiến kỹ thuật hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) thì ngày càng nhiều anime tích hợp việc này vì tiết kiệm chi phí hơn so với hoạt hình 2D truyền thống.
Hiện vẫn có không ít tranh cãi xoay quanh vấn đề có nên áp dụng AI và trong quá trình sáng tạo hình ảnh hay không. Phần đông khán giả đều cho rằng việc lạm dụng AI quá mức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau này, hơn nữa bản thân AI cũng chưa có thứ được gọi là “sáng tạo”, thay vào đó nó dựa vào các nguyên mẫu của nhiều tác phẩm khác để tạo nên bức tranh mới. Đây cũng là lúc phát sinh vấn đề vô cùng nhức nhối gọi là “bản quyền”, liệu rằng việc AI tự ý lấy đi chất xám và ý tưởng của người khác có được xem là vi phạm bản quyền?