Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay

Xuất hiện lần đầu vào năm 1984, thế nhưng mãi đến gần đây, nhân vật phản anh hùng được yêu thích nhất Marvel mới có phim riêng với tựa đề Venom.

Venom không chỉ đóng vai trò đặt nền móng cho vũ trụ điện ảnh đen tối do Sony xây dựng mà còn xác lập kỷ lục doanh thu tuần cao nhất tuần khởi chiếu đầu tiên của các phim tháng 10 với con số ấn tượng 80tr USD tại thị trường Bắc Mỹ và 205 triệu USD toàn cầu.

Để tạo nên một sản phẩm điện ảnh thực sự tăm tối, đạo diễn Ruben Fleischer đã tham khảo những phim kinh dị thập niên 1980 do bậc thầy John Carpenter thực hiện. Bên cạnh đó, chủ tịch Columbia Pictures cũng thừa nhận đạo diễn đương đại David Cronenberg, "cha đẻ" đứng sau những tựa phim tâm lý rùng rợn như Videodrome, cũng là một nguồn cảm hứng cho Venom.

Những cảnh quay hậu trường trong Venom

Cảnh quay bốn phút tiêu tốn hàng tháng trời

Thật thiếu sót nếu không nhắc đến cảnh mạo hiểm "chất" nhất của bộ phim. Đó là khi Eddie Brock phóng xe lên không trung và suýt mất mạng, nhưng những xúc tu của Venom đã vươn ra để kéo anh trpở lại trên con chiến mã hai bánh.

Vào khoảnh khắc ấy, gã phóng viên đang trong cơn túng quẫn nhận ra mình có thể dựa vào Venom mới có thể sống sót. Chỉ đạo đóng thế Spiro Razatos mô tả cảnh này như sau: "Đây là lần đầu tiên Eddie nhận ra Venom tồn tại bên trong hắn. Dĩ nhiên, hắn muốn phát điên lên được. Hắn bị săn đuổi bởi một mớ máy bay không người lái, một bầy ô tô đang đuổi theo cố giết hắn, và Venom lại ở bên trong hắn. Thế nên hắn phải tìm cách thỏa hiệp với nó trong khi đang đua xe 80 dặm một giờ trên đường San Francisco".

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 2.
Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 3.

Đại cảnh đáng nhớ với khán giả khi thưởng thức Venom

Toàn bộ cảnh phóng xe được thực hiện trên con dốc Bullitt ở San Francisco. Con dốc này nổi tiếng nhờ cảnh đua xe huyền thoại trong bộ phim Bullitt ra mắt năm 1968.

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 4.

Con dốc huyền thoại xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng

Cảnh này được thực hiện bởi diễn viên đóng thế Robbie Madison mà không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào. Ê-kíp quay phim đợi phải nhiều tiếng đồng hồ để trời tạnh mưa rồi mới bắt đầu bấm máy. Chín máy quay liên tục bám sát Maddison cho đến khi anh hạ cánh an toàn dù đường xá hôm ấy có phần trơn trượt.

Hoàn thành cảnh quay, Robbie Maddison chỉ cảm thán: "Giờ tôi quá mệt nên không muốn lái xe phân khối nữa. Cảnh quay chỉ bốn phút này đã tiêu tốn của chúng tôi hàng tháng trời".

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 5.

Phần lớn màn rượt đuổi tốc độ cao chỉ dựa vào diễn viên đóng thế, đặc biệt có sự tham gia của những diễn viên đã từng tạo nên những pha gây cấn trong loạt bom tấn Fast and Furious cũng như Captain America.

Tom Hardy treo mình trên không và tập võ hàng tháng trời để đóng các cảnh khó

Những cảnh cận trong đại cảnh rượt đuổi trên đường phố là do chính diễn viên Tom Hardy tự thực hiện. Anh phải chịu treo mình trên không trung thời gian dài để có những phân cảnh tuyệt cho khán giả thưởng thức với với sự hỗ trợ của kỷ xảo.

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 6.

Phân cảnh Tom Hardy phải tự treo mình trên không để thực hiện cảnh quay

Một cảnh hành động đáng nhớ khác là khi nhóm lính đánh thuê đột nhập vào căn hộ của Eddie, buộc anh phải tự vệ và cũng nhân đó phát hiện sức mạnh của Venom đang tự ý điều khiển cơ thể mình. Để thực hiện những pha cận chiến bạo liệt nhất có thể, Tom Hardy đã tự mình luyện tập môn võ tổng hợp (Mixed Martial Arts) nhiều tháng trước khi phim bấm máy.

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 7.

Anh phải tập võ hàng tháng trời để đóng những phân doạn hành động

Điều phối viên đóng thế Chris O’Hara hết sức tán dương nam diễn viên: "Dù có một diễn viên đóng thế, anh ấy vẫn muốn tự mình làm mọi thứ. Tom điên cuồng luyện tập đấm, đá, vật lộn...Và công sức anh bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Khi không có CGI hỗ trợ và chỉ là đối đầu tay đôi, sự dẻo dai cùng khả năng kiềm chế của anh ấy thực sự rất tuyệt vời".

Mỗi ngày Tom Hardy phải đến sớm 30 phút để thu thoại Venom trước khi đóng phim

Bên cạnh vô số cảnh máu me rùng rợn và rượt đuổi thót tim, những màn đối thoại giữa Venom và Eddie Brock cũng tạo nên sức hút cho bộ phim, qua đó thể hiện quá trình giằng xé nội tâm mà nhân vật phải trải qua. Nhìn tưởng đơn giản, thế nhưng những phân cảnh này lại là thách thức cho Tom Hardy lẫn đội ngũ đảm nhận phần âm thanh.

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 8.

Độc thoại là một thách thức, nhưng Tom Hardy đã thực hiện xuất sắc

Nhân viên phụ trách âm thanh Michael Koff cho biết: "Tom Hardy tốn chừng 20 đến 30 phút mỗi sáng để đọc và thu âm lời thoại của Venom trong cảnh quay ngày hôm ấy. Sau đó Tom sẽ hóa trang để chuẩn bị diễn, còn tôi và dàn máy phát sẽ tạo tín hiệu để phát lại đoạn độc thoại trên trường quay cho anh ấy".

Koff cùng đội của anh cũng không quên thêm vào nhiều hiệu ứng đặc biệt để khiến chất giọng Venom trở nên méo mó và rùng rợn hơn. Lời thoại của Venom được thu sẵn trên các file ghi âm rồi truyền cho Tom Hardy thông qua chiếc tai nghe anh đeo trong lúc diễn. Ngoài Hardy, không diễn viên nào khác trên trường quay có thể nghe thấy giọng Venom. Vì thế tài tử 41 tuổi phải dành nhiều thời gian độc thoại, tự tập luyện với một bạn diễn vô hình - chính là tiếng nói của một bản ngã khác đang vang lên bên tai.

Ngôi làng Malaysia giữa lòng nước Mỹ

Một trong những trường đoạn khiến đội ngũ thiết kế bối cảnh phải "mất ăn mất ngủ" là khi loài cộng sinh symbiote xổng khỏi buồng chứa sau một vụ tai nạn máy bay, gieo rắc nỗi kinh hoàng tại một ngôi làng nhỏ ở Malaysia. Không trực tiếp ra nước ngoài để quay, đoàn làm phim có nhiệm vụ tái hiện khu chợ đêm nhộn nhịp kiểu châu Á. Đạo diễn Ruben Fleischer mong muốn đây sẽ là cảnh phim đáng nhớ nhất Venom, hướng đến việc tạo bầu không khí kinh dị bằng cách gây ấn tượng tối đa về mặt thị giác.

Venom: Chỉ 4 phút ngắn ngủi nhưng cảnh phim hoành tráng này đã tốn hàng tháng trời để quay - Ảnh 9.

Ngôi làng Malaysia được dựng giữ thành phố Atlanta của Mỹ

Bối cảnh được chọn là một khu đất trống ở bang Georgia. Đội ngũ thiết kế đem đến đây 25 xe tải chở đầy đạo cụ. Để tạo một khung cảnh nguyên sơ nhưng dân dã, họ thả gà và dê đi lại tự do, rải rác đây đó những chiếc xe đạp và xe máy cũ.

Trước ngày bấm máy, hàng ký hải sản đông lạnh được đưa tới để nhóm thiết kế dựng nên các quầy hàng địa phương, và cũng để phục vụ cho cảnh quay một người phụ nữ bị thể cộng sinh xâm chiếm, chạy vội vào chợ đêm và cắn đứt đầu một con lươn sống đang được bày bán. Chưa dừng lại ở đó, ê-kíp thậm chí còn nhờ Cục điện lực Georgia tắt hết đèn đường tại địa điểm quay, thay bằng hàng trăm chiếc đèn lồng thắp sáng phim trường. Thế là từ một bãi đất hoang, khu làng Malaysia nhộn nhịp đã thành hình.

Venom đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.