Quan Vân Trường bại trận ở Mạch Thành, dưới sự liên thủ tấn công của Đông Ngô và Tào Nguỵ, ông đã phải chịu cảnh đầu lìa khỏi cổ.
Lưu Bị nhận được tin này, liền bắt tay vào báo thù cho Quan Vũ. Trương Phi xung phong đi đầu, nhưng lại bị thuộc hạ hại vì từng phạt roi kẻ này.
Xuất quân chưa giành thắng lợi mà đại tướng đã chết trước, đây vốn đã chẳng phải điềm lành rồi. Nhưng Quan Vũ và Trương Phi là anh em tình như thủ túc của Lưu Bị, Lưu Bị càng có lý do để báo thù cho hai người anh em này.
Vậy mà quyết sách này gặp phải trở ngại rất lớn, hai người quan trọng nhất đều phản đối, một là Gia Cát Lượng, hai là Triệu Vân.
Thường thì Lưu Bị vô cùng tin theo Gia Cát Lượng, nếu không có Gia Cát Lượng phò tá, Lưu Bị đánh đâu thua đó.
Tuy rằng trong tay có Từ Châu do Đào Khiêm tặng, nhưng cũng khó giành được thắng lợi trong các trận chiến.
Như những gì Gia Cát Lượng từng nói, khi khẩu chiến với đám nho sĩ, Lưu Bị đã thua biết bao trận, đầu tiên là nương nhờ Lã Bố, lại nương nhờ Viên Thiệu, nương nhờ Lưu Biểu.
May mắn nhất là có Từ Thứ giúp đỡ, tình hình mới chuyển biến tốt hơn đôi chút. Nhưng tiệc vui chóng tàn, Từ Thứ lại bị Tào Tháo lừa đi, Lưu Bị đã rất hụt hẫng suốt một thời gian.
Cho nên Lưu Bị mới ba lần bái phỏng lều tranh của Gia Cát Lượng. Khi nghe được chiến lược chia ba thiên hạ của Gia Cát Lượng mới cảm thấy như cá gặp nước, từ đó Khổng Minh tiên sinh nói gì đều nghe nấy.
Cũng chính nhờ chỉ dẫn chiến lược, chỉ huy chiến thuật của Khổng Minh, Lưu Bị mới có được Kinh Châu, tiếp theo đó là Ích Châu, sau đó xưng làm Hán Trung Vương, rồi trở thành người đứng đầu của chính quyền Thục Hán.
Vậy thì tại sao lần này, trong cuộc chiến báo thù Đông Ngô, Lưu Bị lại không nghe theo đề nghị của Gia Cát Lượng, thậm chí còn không dẫn theo ông cùng xuất chinh?
Lý do Gia Cát Lượng không dẫn theo Khổng Minh xuất chinh đánh Đông Ngô
Trước tiên, khi mới gặp Gia Cát Lượng, Lưu Bị vẫn còn rất sa sút, một lòng muốn dựng nên bá nghiệp, cho nên mới vô cùng khiêm tốn, mọi phương diện đều nghe theo ý kiến của Ngoạ Long tiên sinh.
Giờ thì đã khác, Lưu Bị đã lên làm Hoàng đế, còn Gia Cát Lượng chẳng qua chỉ là một mưu thần trong tay Lưu Bị, có lẽ vì thế mà Bị sẽ không răm rắp nghe theo Lượng nữa, như thế thật mất thể diện.
Vả lại, Đông Ngô đã sát hại anh em kết nghĩa của ta, khi kết bái chúng ta đã từng nói "không mong sinh cùng tháng cùng năm, nhưng mong chết cùng tháng cùng năm", nếu như không đi báo thù, ta làm Hoàng đế còn có ích gì?
Vả lại, Lưu Bị biết cho dù mình có dẫn theo Gia Cát Lượng, cũng sẽ chẳng nhận được kế sách liên quan đến tác chiến từ ông, ngược lại còn suốt ngày nghe thấy Khổng Minh lải nhải khuyên nhủ ông giảng hoà với Đông Ngô, nào là "chúa công là rể của Đông Ngô", nào là "phía Tào Nguỵ đang canh chừng chúa công đấy", nào là "Người làm nghiệp lớn không quá coi trọng việc được mất cá nhân", dù mặt Lưu Bị có dày như nào, nghe thấy Gia Cát Lượng và Triệu Vân nói dông dài bên tai như vậy, chắc chắn cũng sẽ rất bực bội.
Vậy nên Lưu Bị đã để Khổng Minh trấn thủ Thành Đô, còn mình dẫn quân đi đánh Đông Ngô, để chứng minh bản thân vẫn là một kiêu hùng từng đánh cho Lã Bố phải bỏ chạy ở chiến trường.
Hơn nữa, Lưu Bị cũng đâu ngốc, kẻ ngốc cũng không làm nổi Hoàng đế. Ông biết binh lực của phe mình hiện nay đã mạnh hơn Đông Ngô, phía Tôn Quyền cũng chẳng có binh hùng tướng mạnh gì cho cam, mưu sĩ lại càng kém xa mình, nhìn dáng vẻ sợ run cầm cập khi nghe nói Lưu Bị dấy binh của Đông Ngô, đã biết trận này chắc chắn sẽ thắng.
Cho nên Lưu Bị có khí thế đem quân đi đánh, vả lại còn muốn quăng thư xin hàng của Đông Ngô vào mặt Gia Cát Lượng sau khi thắng trận, chứng minh mình không chỉ biết khóc mà còn rất giỏi đánh trận!
Nhưng kết quả thì chúng ta đều biết, ban đầu Lưu Bị quả thật có thắng trận. Sau khi nghe tin Đông Ngô phái một nhân vật không có tiếng tăm là Lục Tốn ra trận, Lưu Bị càng đắc ý hơn.
Trên chiến trường giữa ngày hè nóng nực, Lưu Bị cho quân vào rừng dựng trại đóng quân. Cuối cùng Lưu Bị đã bị Lục Tốn thiêu cháy bảy trăm dặm trại quân, không thể không chạy về thành Bạch Đế, một năm sau thì qua đời.
Ở vị trí của Lưu Bị lúc đó, việc không dẫn theo Thừa tướng Gia Cát Lượng có lẽ cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng việc này cũng chẳng mấy ảnh hưởng, Gia Cát Lượng vẫn phải tiếp tục tiến hành chiến dịch Bắc phạt, cúc cung tận tuỵ hết lần này tới lần khác, cuối cùng qua đời tại gò Ngũ Trượng.
Việc này cho chúng ta thấy rằng, con người ta cho dù có được một chút thành tích cũng nên đánh giá quá cao bản thân, cho dù đôi lúc bị tình cảm làm choáng váng đầu óc, cũng không thể vứt bỏ lý trí, khư khư cố chấp. Nếu như không có trận Di Lăng này, có lẽ bên được lợi cuối cùng sẽ chính là Thục Hán.