Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người

Những hình ảnh thương tâm và lời kể của các nhân chứng bắt đầu được tiết lộ, khiến người Nhật càng thêm bàng hoàng trước vụ phóng hỏa cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người.

Được thành lập năm 1981, hãng Kyōto Animation hay KyoAni được đánh giá rất cao trong ngành công nghiệp anime Nhật Bản nói riêng và sản xuất phim hoạt hình của toàn thế giới nói chung. Suốt hơn 38 năm, họ đã cho ra đời những tác phẩm gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ như Nỗi buồn của Suzumiya Haruhi, Clannad, K-ON!, Free!, Violet Evergarden, A Silent Voice (Dáng hình thanh âm)... Những thước phim đẹp đẽ lấy chủ đề thanh xuân, học đường, tình đầu trong trẻo và hài hước đã là món ăn tinh thần không thể quên của những ai hâm mộ văn hóa Nhật Bản, yêu thích manga và anime.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 1.

Những tác phẩm đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng fan hâm mộ của KyoAni (Ảnh: Twitter @PrideWrathToday)

Vậy nên, tất cả mọi người đều bàng hoàng khi một âm thanh giống như cú nổ vang lên hồi 10h30 sáng hôm thứ năm 18/7/2019. Ngay trước đó, một người đàn ông 41 tuổi đã hét lên "Chết đi" rồi tưới chất lỏng (có thể là xăng) trên tầng một của tòa nhà KyoAni. Lửa lan nhanh bao trọn tòa nhà 3 tầng, khói bốc lên đen kịt nhìn thấy được từ rất xa... Tất cả đều trái ngược hoàn toàn với những hình ảnh trong trẻo mà bấy lâu nay mọi người vẫn hình dung về hãng phim KyoAni.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 2.
Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 3.

Tòa nhà làm việc của KyoAni trước và sau vụ phóng hỏa.

Hiện trường kinh hoàng trong vụ thảm sát tồi tệ nhất Nhật Bản suốt 18 năm

Lính cửu hỏa mất hơn 4 giờ để dập lửa. Theo số liệu của giới chức, vụ phóng hỏa đã khiến ít nhất 33 người thiệt mạng, hiện vẫn chưa thể xác định danh tính. Trong số đó có 12 nam, 20 nữ và một người chưa xác định được giới tính. 35 người khác bị thương.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 4.
Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 5.

Sau khi lửa bị dập tắt, một đội lính cứu hỏa tìm thấy 20 thi thể nằm trên lối cầu thang dẫn lên sân thượng, họ có lẽ đang tìm lối thoát thì bị ngạt khói và nằm lại nơi đây. Một đội cứu hỏa khác tìm thấy 11 thi thể trên tầng hai và 2 người khác tử nạn ở tầng trệt.

Cảnh sát cho biết có 74 người đang làm việc trong tòa nhà khi hỏa hoạn xảy ra, hầu hết là các nhân viên của hãng. Lửa lan nhanh khiến mọi người không kịp xoay xở, nhiều nạn nhân nhảy từ cửa sổ tầng hai, tầng ba xuống đất dẫn đến gãy xương.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 6.

Nhiều người thiệt mạng khi cố chạy lên sân thượng, có nạn nhân lại liều mình nhảy xuống từ tầng hai, tầng ba vì sức nóng của ngọn lửa...

Vụ phóng hỏa lần này cũng là cuộc thảm sát gây thương vong nhiều nhất ở Nhật Bản suốt 18 năm qua. Trước đó năm 2001, vụ phóng hỏa tòa nhà thuộc quận Kabukicho, thủ đô Tokyo đã giết chết 44 người. Thậm chí, vụ án lần này còn gây tử vong nhiều hơn cuộc tấn công bằng khí sarin ở ga điện ngầm Tokyo năm 1995 khiến 13 người chết.

Những câu nói ám ảnh của nghi phạm

Khi ngọn lửa bắt đầu bùng lên, một nhân viên bên trong tòa nhà đã vội vã báo cháy. Lúc đó, anh cũng nhìn thấy cách 100 mét có một kẻ tình nghi đang nằm dưới đất. Nhờ thông tin này, các nhà điều tra đã nhanh chóng bắt giữ nghi phạm 41 tuổi.

Y bị bỏng nặng ở mặt, chân, tay và nửa thân trên. Ngoài lời tuyên bố rùng rợn lúc phóng hỏa thì khi bị tiếp cận, nghi phạm dù rất đau đớn nhưng vẫn lớn tiếng với cảnh sát. "Các người định bắt tôi à? Họ đã ăn cắp ý tưởng" - một nhân chứng kể lại lời của người đàn ông. Về phía cảnh sát, họ vẫn chưa thể xác định chính xác động cơ gây án vì phải chờ nghi phạm ổn định sức khỏe tại bệnh viện mới có thể lấy lời khai.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 7.

Nghi phạm bị bỏng nặng, đang được điều trị tại bệnh viện.

CEO của hãng phim - Hideaki Yata - nói với phóng viên rằng công ty đã nhận được nhiều thư đe dọa giết người và đã gửi cho cảnh sát xử lý. Ông Yata bày tỏ sự đau xót khi những người đang cống hiến cho ngành sản xuất phim hoạt hình lại là mục tiêu của tội ác dã man. "Họ là những người đang góp sức gánh vác nền công nghiệp anime của Nhật Bản. Tôi không thể nào chịu nổi được sự thật là họ đã tử nạn hoặc bị thương trong vụ việc" - ông Yata chia sẻ.

"Một sự mất mát khủng khiếp cả về nghệ thuật lẫn các giá trị nhân văn"

Sáng hôm nay, thứ sáu 19/7, nhiều fan anime và người dân Kyoto đã đến tòa nhà và đặt hoa tưởng niệm cho các nạn nhân xấu số. "Tôi đã được khích lệ rất nhiều trong cuộc sống nhờ các tác phẩm của KyoAni. Tôi không biết diễn ra nỗi đau này như thế nào nữa" - một người hâm mộ bày tỏ.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 8.

Trong bộ phim "Dáng hình thanh âm", nhân vật chính là Ishida Shōya và cô bạn khiếm thính bẩm sinh Nishimiya Shōko, đã vẽ nên mối liên kết giữa con người với con người và cả những thất vọng trong giao tiếp. Tác phẩm nhận được sự đón nhận của đông đảo khán giả cho một bộ phim mang thông điệp ý nghĩa. Nhìn rộng ra, hãng KyoAni ngày càng gây được tiếng vang với những phim lẻ có doanh thu "khủng", nhắc nhiều đến các vấn đề xã hội.

Hôm qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ sự tiếc thương thông qua bài đăng trên Twitter, ông cho biết "không thể nói lên lời trước tội ác ghê tởm", đồng thời dành sự chia buồn sâu sắc đến các nạn nhân.

Trên website khi báo tin buồn, hãng KyoAni cũng một lần nữa khẳng định triết lý của họ là lồng ghép tinh thần nhân đạo và các yếu tố văn hóa để "khuyến khích sự phát triển và hoàn thiện của con người". Vậy nên vụ phóng hỏa lần này không chỉ là tội ác chấn động mà còn là "cuộc thảm sát" các tác phẩm và giá trị tốt đẹp được KyoAni cũng như nhiều fan hâm mộ trân trọng.

Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 9.
Vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình là cuộc thảm sát gây thương vong lớn nhất Nhật Bản suốt 18 năm, nhưng lửa còn bén vào nghệ thuật và tình người - Ảnh 10.

Người dân đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường nơi xảy ra hỏa hoạn.

Susan Napier - giáo sư Nhật Bản Học tại trường ĐH Tufts khẳng định: "KyoAni đã tạo lập danh tiếng như một môi trường làm việc độc đáo - nơi các nhà biên kịch được trả lương xứng đáng và có đủ điều kiện để dốc lòng cho những tác phẩm chất lượng". (Nói như vậy vì ngành công nghiệp anime còn có mặt trái như nhân viên phải làm việc ngoài giờ, áp lực nặng nề trong khi thu nhập không quá vượt trội).

Giáo sư Napier khẳng định sự tàn phá của thảm kịch lần này là "một mất mát to lớn cả về tính mạng con người lẫn những tác phẩm sáng tạo đã được gìn giữ trong xưởng phim suốt gần 4 thập kỉ qua".

(Theo CNN)