Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ

Bom tấn Killers of the Flower Moon dựa trên hàng loạt vụ án có thật từng làm chấn động nước Mỹ đầu thế kỷ 20.

Bộ phim lịch sử - tâm lý Killers of the Flower Moon (Vầng Trăng Máu) của đạo diễn Martin Scorsese với ngân sách 200 triệu USD (khoảng hơn 4.900 tỷ đồng) dựa trên cuốn sách phi hư cấu của David Grann ra mắt năm 2017. Bộ phim nhận được nhiều phản hồi tích cực, với số điểm 92% trên chuyên trang phê bình phim Rotten Tomatoes và điểm A- trên CinemaScore.

Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ - Ảnh 1.
Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ - Ảnh 2.

Nội dung tác phẩm kể về thời kỳ được biết đến với tên gọi "Triều đại khủng bố", một cụm từ mà bộ tộc da đỏ Osage sử dụng để nói về loạt vụ án khiến ít nhất 60 thành viên trong cộng đồng của họ bị giết hại vào cuối thập kỷ 1920. Sự kiện chấn động nước Mỹ này được đạo diễn Martin Scorsese kể qua câu chuyện về cuộc hôn nhân giữa Ernest Burkhart (Leonardo DiCaprio đóng), một cựu chiến binh trở về từ cuộc Thế chiến I để đến Oklahoma để làm việc, và Mollie Burkhart (Lily Gladstone), người con gái thuộc một trong những gia đình tộc Osage giàu có nhất vùng. Robert De Niro đóng vai chú của Ernest, William Hale - kẻ chủ mưu đứng sau hàng loạt vụ giết người thảm khốc.

Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ - Ảnh 3.

Ernest Burkhart ngoài đời thật.

Như bộ phim đã thể hiện, những vụ án giết hại này bắt đầu xảy ra từ năm 1870 khi bộ tộc Osage phải rời bang Kansas để chuyển đến bang Oklahoma sinh sống. Ban đầu, nơi đây bị xem như không có giá trị. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi người dân phát hiện ra mỏ dầu nằm dưới lòng đất. Cũng từ đó, những gia đình tộc Osage trở nên vô cùng giàu có nhờ khoản lợi tức kiếm được qua việc cho dân da trắng khai thác các mỏ dầu của mình.

Theo tờ The New York Times, bộ tộc Osage đầu thế kỷ 20 có 2.229 thành viên, Mỗi người đều được nhận một khoản lợi tức từ tiền cho thuê đất. Tổng doanh thu rơi vào khoảng 30 triệu USD mỗi năm, tương đương khoảng 540 triệu USD ngày nay. Mỗi người Osage được chia khoảng 13.000 USD mỗi năm, tương đương khoảng 232.000 USD theo tỷ giá hiện nay. Khi họ chết đi, khoản lợi tức hàng năm này có thể được chuyển cho chồng con hoặc người thừa kế của họ.

Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ - Ảnh 4.

Gia đình Mollie (nhân vật do Lily Gladstone đóng) ngoài đời thực.

Chủ mưu gây ra vụ án giết người hàng loạt là William Hale, một chủ trang trại da trắng tự xưng là "Vua của vùng Osage Hills". Bằng sự khéo léo của mình, ông trở thành bạn thân của nhiều gia đình trong bộ tộc Osage. Nhưng trái ngược sự thân thiện bên ngoại, Hale âm thầm lên kế hoạch để cướp đoạt tài sản của họ. Gã cho các đàn em da trắng của mình tán tỉnh và kết hôn với những cô con gái nhà Osage. Ngay sau khi hoàn thành thủ tục cưới xin, Hale bắt đầu dàn dựng những vụ giết chết nhằm chiếm quyền thừa kế.

Trong cuốn sách của mình, tác giả David Grann giải thích rằng quyền được chia lợi tức của người Osage không được phép mua bán. Vì vậy, Hale không thể đơn giản sử dụng mánh khóe hoặc uy hiếp để cướp lấy nó. Gã bắt buộc phải tìm cách chiếm được quyền thừa kế và đó là lý do tại sao Hale liên tục cho tay sai của mình tiếp cận những người phụ nữ nhà Osage.

Vụ thảm sát có thật gây chấn động nước Mỹ, khơi nguồn cảm hứng cho bom tấn 4.900 tỷ - Ảnh 5.

William Hale - người được mệnh danh Vua của vùng Osage Hills.

Trong phim, Hale thuyết phục cháu trai Ernest làm thân và kết hôn với Mollie để lấy cắp gia sản của gia đình cô. Ernest và Mollie kết hôn vào năm 1917. Cô gái này vốn bị tiểu đường. Vì vậy, Hale cho rằng việc cô chết ở trẻ sẽ không gây ra quá nhiều nghi ngờ hoặc thu hút sự chú ý của cảnh sát.

Không dừng lại ở đó, Hale muốn nhiều tiền hơn nữa nên đã lên kế hoạch giết cả mẹ và em gái của Mollie. Phần lớn các vụ án được dàn xếp để trống giống tai nạn và tự tử. Tất cả các tài sản của họ sau đó được chuyển giao cho hai vợ chồng Mollie. Trong thời gian này, Ernest bí mật hàng ngày thêm thuốc độc vào thuốc điều trị tiểu đường của vợ, khiến sức khỏe của cô ngày càng giảm sút.

Tuy nhiên, các vụ án tại vùng Osage Hills diễn ra trùng với lúc chính phủ Mỹ mới thành lập FBI (Cục Điều tra Liên bang). Tổ chức này quyết định cử thám tử Tom White (Jesse Plemons đóng) đến để điều tra. Đặc vụ này đã dành vài năm sống cùng và lấy lòng tin của bộ tộc Osage. Sau đó, ông thuyết phục họ lên tiếng chống lại sự áp bức từ Hale và phanh phui kế hoạch tàn nhẫn của hắn ta.

Hale và Ernest đã bị bắt giữ vào năm 1926 về tội giết người. Trong quá trình xét xử, Ernest nhận tội và tiết lộ Hale là chủ mưu của hàng loạt vụ án. Hale bị kết án chung thân nhưng được đặc xá vào năm 1947 sau 18 năm ngồi tù. Ernest cũng bị kết án tù chung thân nhưng được đặc xá vào năm 1937. Sau khi li dị, Mollie dần hồi phục sức khỏe nhưng qua đời năm 1937. Ba đứa con cô có với Ernest đã thừa kế tài sản của mẹ.

Tác giả David Grann cho biết trên tờ The Independent rằng ông đã phỏng vấn con cháu của gia đình Mollie khi nghiên cứu viết sách. Gia đình thuộc tộc Osage vẫn uất hận Ernest vì sự phản bội của ông ta.