Và gần đây, một tựa game đầy tai tiếng “Dirty Chinese Restaurant – Nhà hàng Trung Quốc kinh tởm” làm ra bởi công ty phát triển game đến từ Canada Big-O-Tree đã thổi bùng lên một cơn bão gạch đá trên internet.Thoạt nhìn tựa game này nhìn rất bình thường với các tính năng quản lí quen thuộc trên nền đồ họa 16 bit đậm chất Retro. Trong đó đặt người chơi vào vai trò quản lý một Nhà hàng Trung Quốc có nhiệm vụ phải điều hành guồng máy hoạt động của nó với những hoạt động liên quan.
Vấn đề là qua các bản trailer, giới thiệu thì cách khắc họa người Trung Quốc cùng cái nhà hàng Trung Quốc nói trên vốn đã phiến diện, tồi tàn rồi. Và đi sâu thêm chút nữa thì chúng ta có thể thấy cái nhà hàng Trung Hoa mà chúng ta phải điều hành mang màu sắc như một tụ điểm tệ nạn, phạm pháp trá hình.Để điều hành cái nhà hàng Trung Hoa trong game, n gười chơi được giao các nhiệm vụ đầy thô thiển như đi săn bắt chó mèo làm… thức ăn, tìm cách trốn thuế ,“luồn lách” để thuê lao động nhập cư bất hợp pháp… Thậm chí đi xa tới những hoạt động “không tưởng” như bới rác để kiếm ra nguyên liệu làm thức ăn, cố tình nấu đồ ăn ôi thiu cho khách, tổ chức đánh bạc, phá hoại đối thủ cạnh tranh…
Đủ các loại hoạt động “kinh tởm” được tập trung khắc họa đặc tả trong 2 đoạn trailer giới thiệu dưới đây, bắt đầu với cụm từ “Vì cứ bị định hướng chính trị thật là… nhàm chán”. Thế nhưng cái cách “xõa” của Dirty Chinese Restaurant thì thật là khó chấp nhận nổi bởi cái cách xây dựng nên các nhân vật Trung Hoa trong trò chơi rất phản cảm như một lũ mắt hí lấy chuyện phạm pháp, săn bắt tró mèo làm thức ăn là hoạt động thường ngày vậy. Qua đó tạo nên cái nhìn tiêu cực về hình ảnh người Á Đông nói chung nữa.
Vì những lí do hiển nhiên như vậy, nhiều người Trung Quốc rất không ưa trò chơi này.
“Tựa game này trực tiếp nhắm vào trẻ con và thiếu niên, với nội dung mang tới những quan niệm sai lầm về người Trung Quốc. Họ cho rằng các nhà hàng Trung Quốc thường nấu ăn với chó, mèo và chuột. Đây hoàn toàn là một sự phân biệt chủng tộc. Không hề có chút ý nghĩa giáo dục nào cả.” Dẫn lời Chen Jialiang, một công dân Toronto đang viết bản kiến nghị chính thức về tựa game lên Văn phòng Thủ tướng.
Ngoài việc làm dấy nên sự lo ngại từ người dân bản quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cũng đã lên tiếng phản đối tựa game này. Văn phòng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto cũng đã đưa ra một lời tuyên bố, yêu cầu công ty (Big-O-Tree) dừng việc phát triển, buôn bán tựa game này ngay lập tức, cũng như gỡ nó ra khỏi internet và đưa ra một lời xin lỗi công khai.
Frank Scarpitt, thị trưởng Markham, thành phố nằm ở ngay ngoại ô Toronto, nơi đặt trụ sở công ty Big-O-Tree cũng đã lên tiếng phản đối “Dirty Chinese Restaurant” trên MXH Twitter
Tôi kịch liệt phản đối sự khắc họa người Trung Hoa trong tựa game “Dirty Chinese Restaurant” @Thành phố Markham đứng cùng cộng đồng người Hoa của thành phố ta. – Frank Scarpitt, thị trưởng Markham, Canada
Một lời phản đối đáng chú ý khác đến từ Nữ nghị sĩ New York, Grace Meng:
Tôi ước rằng tôi có thể nói được rằng mình đã bị sốc đến như thế nào khi có một tựa game sắp ra mắt được gọi là “Dirty Chinese Restaurant – Nhà hàng Trung Quốc kinh tởm”. Tựa game này đã sử dụng mọi hình thái khắc họa tiêu cực, bôi nhọ mà tôi từng được trải nghiệm qua đứng trên vai trò là một người Mỹ gốc Hoa. Từ cái tên được dùng cho các nhân vật trong game, thể loại thức ăn mà họ nếu cho tới cách khắc họa gương mặt đầy phản cảm của khuôn mặt họ (những người Hoa trong game), tựa game này là một ví dụ tiêu biểu về sự phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Châu Á. Tôi sợ rằng các định kiến về/ và chống lại người Mỹ gốc Châu Á sẽ trở thành một dạng phân biệt đối xử được đánh bóng và ngầm chấp nhận. Phân biệt đối xử đối với người Mỹ gốc Châu Á cũng đáng nguy hiểm, gây hại như phân biệt đối xử chống lại bất kì nhóm người nào khác vậy. Tôi khẩn thiết mong Google, Apple, Android và mọi nền tảng khác không ủng hộ Dirty Chinese Restaurant hoặc bất kì tựa game nào biểu dương việc làm hại bất kì cộng đồng nào (trên thế giới) – Grace Meng, nữ nghị sĩ New York
Dù nhận phải sự phản đối kịch liệt như vậy, Big-O-Tree vẫn đang kiên trì bảo vệ tựa game của mình theo như bản công báo mới nhất trên trang web của họ.
“Chúng tôi đã được biết rằng tựa game nhỏ, độc lập “Dirty Chinese Restaurant” của chúng tôi đã làm phật lòng một số người vì nội dung của nó. Tựa game của chúng tôi chủ yếu chỉ mang tính hài hước và châm biếm, bị ảnh hưởng bởi các show, phim truyền hình kinh điển phi định hướng chính trị mà chúng tôi đã xem suốt những năm tháng lớn lên như “South Park”, “All in the Family”, “Stanford & Son”, “Family Guy”, “Simpson” và “Chappelle’s Show” mà thôi. Chúng tôi cũng nghe nhạc Jay-Z nữa.
Nghe cũng thuyết phục ra phết đó nhỉ?
Nhưng dù châm biếm hay không đi nữa, kiểu game này chỉ giúp làm tăng thêm các hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung mà thôi… Hầu hết lúc nào cũng vậy cả.
Trong một diễn biến tương tự vào tháng trước, Alex Pall đến từ nhóm nhạc EDM, Chainsmokers đã làm dấy nên cơn bão gạch đá trên mạng sau pha trả lời phỏng vấn từ một phóng viên Trung Quốc ở chính Trung Quốc rằng anh sẽ không mang chú chó của mình đến Trung Quốc vì sợ bị… ăn thịt mất. Điều này diễn ra không lâu sau sự kiện một người đàn ông có nuôi thú cưng ở Hồ Bắc truy đuổi một chủ nhà hàng vì ông chủ này thừa nhận đã dùng nỏ đi săn chó hoang làm nguyên liệu cho món lẩu thịt chó của nhà hàng.
Theo shanghaiist