Võ công trong Kim Dung rất đa dạng, mỗi môn có một ý nghĩa, và một số tuyệt kĩ lại tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc, tức là dù siêu mạnh nhưng vẫn có thể bị khắc chế, tỉ như Nhất Dương Chỉ và Tiên Thiên Công khắc Cáp Mô Công, Ngọc Nữ Kiếm Pháp khắc Toàn Chân Kiếm Pháp, hay Đẩu Chuyển và Càn Khôn gặp Bắc Minh thì bất lực toàn tập không tài nào thi triển được.
Tuy nhiên, có những môn võ công gần như không có thứ gì có thể khắc chế, ngoài việc kết hợp một trong những yếu tố, như nội lực cao hơn, chiêu thức xảo diệu hơn hay đầu óc thông minh hơn để thủ thắng. Trong game online nói chung và Tân Minh Chủ - game chiến thuật Kim Dung nổi đình đám hiện nay, những chiêu thức này thường cũng được liệt vào hàng "không phải dạng vừa", uy lực rất lớn.
Các chiêu thức võ công vô dùng đẹp mắt được thi triển trong Tân Minh Chủ
Kim Cương Bất Hoại Thần Công
Kim Cương Bất Hoại Thần Công là môn công phu xuất hiện duy nhất trong tác phẩm Ý Thiên Đồ Long Ký, và cũng chỉ duy nhất có Không Kiến Thần Tăng luyện thành. Sức mạnh của Không Kiến có lẽ không thể đoán định được, nhưng theo miệng của Tạ Tốn và Trương Thúy Sơn kết hợp lại, thì ông có vẻ còn mạnh hơn cả Trương Tam Phong - nhất đại tông sư trong võ lâm.
Theo lời miêu tả trong bộ truyện, Kim Cương Bất Hoại Thần Công là một trong ngũ đại thần công của Thiếu Lâm, luyện thành rồi thì mọi thứ ngoại lực ở trên đời tác động vào người đều không xi nhê gì. Chẳng thế mà Tạ Tốn năm xưa đánh Thất Thương Quyền tới mười mấy chưởng mà Không Kiến chẳng hề hấn, ngược lại Kim Mao Sư Vương còn thấy trời xoay đất chuyển, tim phổi dường như vỡ nát, bị đẩy lui đến bảy tám bước, lưng đụng vào một cái cây, mới đứng lại được.
Tiện đây xin nhắc đên bộ phim "Thiên Hạ Đệ Nhất". Bộ phim này cũng dựa vào cơ số võ công trong Kim Dung. Trong phim đó có nhân vật Thành Thị Phi, chỉ luyện mỗi skill Kim Cương Bất Hoại mà đánh ngang ngửa với Thần Hầu sở hữu mấy trăm năm công lực, cộng Hấp Tinh Đại Pháp cộng cả Càn Khôn Đại Na Di nữa.
Thái Huyền Kinh
Thái Huyền Kinh là một môn võ công kỳ lạ bậc nhất trong Kim Dung. Không thể đoán định nó đơn thuần là võ công hay nội công, bởi dường như nó tổng hợp cả hai, thậm chí là cả ba thì đúng hơn, thêm cả khinh công. Khi Cầu Tạp Chủng đại thành Thái Huyền Kinh, tác giả mô tả lúc này, bất luận là kiếm pháp hay chưởng pháp, nội công hay khinh công đều hòa hợp vào nhau thành một khối, không còn phân biệt được đâu là chưởng pháp, đâu là kiếm pháp.
Bất giác chàng hú lên một tiếng dài. Chỉ trong khoảng khắc, bao nhiêu những công phu học ngày trước, bất luận là Âm Chưởng của mẫu thân, Viêm Công của Tạ Yên Khách truyền thụ hoặc quyền pháp, chưởng pháp của Đinh Bất Tứ dạy cho, hoặc đao pháp học được ở Sử Bà Bà, hoặc đao kiếm hợp nhất tự chàng sáng chế ra, đều dần kéo đến đảo lộn trong đầu óc chàng tay chàng cũng múa lên tưng bừng. Bây giờ không theo một thứ tự nào nữa.
Bất chấp là công phu Tương chả đạm Chu hợi hay Thoát kiếm tất tiềnhoành chàng muốn thi triển môn gì tùy ý, đã không cần nghĩ tới nội khí, cũng chẳng cần nhớ chiêu số. Hàng ngàn hàng vạn chiêu thức trên vách đá cứ tự nhiên trong lòng phát ra không ngớt.
Quỳ Hoa Bảo Điển
Quỳ Hoa Bảo Điến, thực sự là một môn công phu thâm tàng bất lộ trong tiểu thuyết Kim Dung. Bởi thực sự khó ai có thể luyện full được nó. Ngay cả Hồng Diệp Thiền Sư, sư phụ Lâm Viễn Đồ tuy trí ngộ hơn người, nhưng dù vất vả lắm cũng chẳng thể quán thông được.
Vốn dĩ tác giả đã nói rằng, Quỳ Hoa Bảo Điển có sơ hở, chỉ là Đông Phương Bất Bại tốc độ quá ghê gớm, thành ra những chỗ sơ hở ấy bị khỏa lấp. Phong Thanh Dương hay xa hơn là Độc Cô Cầu Bại muốn thắng giáo chủ nhật nguyệt, chỉ còn mỗi cách là phải nhanh ít nhất bằng y. Thiên hạ võ công duy khoái bất phá.
Độc Cô Cửu Kiếm
Kim Dung đã từng nói rằng Trương Tam Phong là nhất đại tông sư, trước chưa có ai và sau cũng không ai theo kịp, mục đích là để tôn vinh khả năng sáng tạo võ công của ông. Thế nhưng nếu xoay quanh chỉ trong 15 bộ truyện của nhà văn, thì thực sự Độc Cô Cầu Bại mới là người sáng tạo võ công bá đạo nhất. Cả đời ông truy cầu cảnh giới vô địch của kiếm, tự ngộ ra Độc Cô Cửu Kiếm và triết lý kiếm thuật trong những ngôi mộ kiếm.
Môn công phu lợi hại này không thể thiếu trong Tân Minh Chủ
Màn xoáy kiếm trứ danh từ Độc Cô Cầu Bại
Độc Cô Cửu Kiếm được miêu tả trong Tiểu Ngạo Giang hồ với nguyên lý dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu. Phong Thanh Dương từng kể với đồ tôn rằng, "chiêu số "tĩnh" phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số "động" liền chịu bó tay thì chỉ còn đường để mặc người ta chu lục. Vậy ngươi phải nghĩ luôn luôn đến chữ "động". Học và sử đều cần hướng đến chiêu số "động", nếu cứ ỳ ra như cục đất không biết biến hóa thì dù có thuộc hàng nghìn hàng vạn chiêu số "tĩnh" mà gặp phải tay cao thủ chân chính là bị họ phá giải sạch sành sanh".
Một người thường chưa học võ công bao giờ cầm kiếm vung loạn lên thì kiến văn người có rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát kiếm của họ đâm chỗ nào, chém vào đâu. Dù là tay kiếm thuật tinh thâm cũng không phá nổi chiêu thức của họ, vì họ chẳng có chiêu thức chi hết. Hai chữ "phá chiêu" thành ra vô nghĩa.
Lục Mạch Thần Kiếm
Lục Mạch Thần Kiếm chắc chắn là võ công mạnh nhất trong Kim Dung nếu không xét đến skill Tam Hội của Vô Danh Thần Tăng, và không gì có thể khủng khiếp hơn nó được. Lý do là bởi nó quá hoàn hảo, trừ khả năng luyện thành. Bởi cần phải có một nguồn nội lực siêu hùng hậu, mới có thể thi triển được. Đoàn Dự năm xưa trên núi Thiếu Thất dùng có mỗi mạch thôi, mà đã bắn cho Phục nhấc cả người, bao nhiêu kiếm pháp cao siêu, cùng tuyệt kĩ Dĩ Bỉ Chi Đạo, Hoàn Thi Bỉ Thân trở nên vô dụng.
Nói 1 cách dễ hiểu, mấy môn võ công trên đây môn thì tá lực đả lực, môn thì dùng nhu khắc cương chuyên hóa giải các đòn thế như kiếm, chưởng thì đẹp nhưng Lục Mạch khác gì súng 6 nòng, làm gì có cách nào hóa giải ngoài việc tìm cách né, chờ súng hết đạn, trong khi nói về nội lực thì Đoàn Dự lại đã được buff trấn cổ thước kim. Chính tác giả đã nói, 1 mạch đã lợi hại, đằng này Lục Mạch 6 đường kiếm pháp đắp đổi tới lui thì thiên hạ này, hỏi ai có thể chống lại được?
Lục Mạnh Thần Kiếm được khắc họa trong Tân Minh Chủ cực sát nguyên tác, "lúc được lúc không" tùy theo... nhân phẩm, đúng chất "Dự gà"
Những cặp võ công trứ danh có dịp "so kèo" trong siêu phẩm Kim Dung 2021 - Tân Minh Chủ
Bí kíp võ học, các loại Thần công, Kiếm pháp, Chưởng pháp, hệ thống công phu Điểm huyệt - Chỉ pháp, Quyền pháp hay Chảo pháp đều xuất hiện trong tựa game chiến thuật đề tài Kim Dung nổi bật nhất hiện nay: Tân Minh Chủ. Người chơi sẽ chiêu mộ các anh hùng hảo hán, tùy ý đột phá sức mạnh để chinh chiến võ lâm, so kèo với muôn vàn địch thủ cao tay trong thiên hạ. Ngoài cách xếp đội hình, hướng build hợp lý thì kết hợp tốt các chiêu thức võ công cũng là một chìa khóa quan trọng để giành lấy lợi thế, nhất là trước các đối thủ có tuyệt chiêu xung khắc với mình.
Trong Tân Minh Chủ, Du Thản Chi là đối thủ cực mạnh về âm độc và âm hàn, khắc chế Hấp Tinh Đại Pháp của Nhậm Ngã Hành
Kẻ địch là nam sẽ "yên giấc ngàn thu" và nảy damage liên tục trước mặt Nhậm Doanh Doanh
Rồi nào là Càn Khôn Đại Na Di, Lăng Ba Vi Bộ, Song Thủ Hỗ Bác, Hàng Long Thập Bát Chưởng, Độc Cô Cửu Kiếm... cả một bầu trời võ học Kim Dung đều gói gọn trong Tân Minh Chủ. Giữa một rừng game chiến thuật Tam Quốc thì Tân Minh Chủ chính là sản phẩm điểm sáng với những chất riêng và sự chăm chút tỉ mỉ trong từng khâu trải nghiệm, quá khó để có thể bỏ qua.
Link tải:https://tanminhchuvn.onelink.me/Dbn7/gamek
http://kenhtingame.com/5-mon-vo-cong-khong-the-bi-pha-trong-truyen-kim-dung-chap-ca-doc-co-cau-bai-lan-vo-danh-than-tang-20220415095915612.chn