Tuổi thơ của hầu như bất kỳ ai cũng đều được kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, thần tiên, với những phép màu kỳ diệu, thần thông biến hóa, thiện luôn thắng ác... Thật trùng hợp là Tây Du Ký chính là tất cả những điều như thế, khơi gợi trong mỗi người những ký ức, ước mơ không bao giờ cũ.
Gần 30 năm nay, phim vẫn đều đặn lên sóng khắp các kênh truyền hình Việt Nam mỗi dịp hè về mà không bao giờ bị nhàm chán. Sau ngầy ấy năm, chúng ta đã khám phá ra biết bao những giá trị nhân văn, những bài học triết lý đằng sau 81 kiếp nạn ấy, tuy nhiên vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn, những giả thuyết, những câu hỏi đằng sau ống kính mà không chỉ người đời, mà chính bản thân ê-kíp làm phim cũng không thể nào lý giải nổi.
"Lời nguyền chết chóc" đoạt 3 mạng người?
Bất cứ điều gì liên quan đến cái chết thì đều đáng sợ và khó lý giải. Ấy là câu chuyện về hai diễn viên đóng chung một vai cùng mất ở cùng độ tuổi, thậm chí liên đới đến người đóng cùng: Diêm Hoài Lễ và Vương Phu Đường.
Diêm Hoài Lễ vừa đóng vai chính Sa Tăng và vai Ngưu Ma Vương.
Trong bản phim năm 1986, vai diễn Ngưu Ma Vương xuất hiện trong ba tập phim và cũng là một trong số những "nhân vật phụ" nổi tiếng nhất sau này. Tuy nhiên có khá ít ai biết rằng, vai diễn này do hai diễn viên đảm nhận. Ban đầu đạo diễn Dương Khiết thấy Đại Lý Ba vào vai Ngưu Ma Vương sẽ rất phù hợp, thế nhưng sau khi hóa trang xong Đại Lý Ba cảm thấy tức ngực và khó thở, dáng đi loạng choạng, nếu cố nữa sẽ gây nguy hiểm cho diễn viên. Vì lý do đó, đạo liễn đã quyết định kiếm diễn viên thế.
Vừa hay trong đoàn có diễn viên Diêm Hoài Lễ đang thủ vai Sa Tăng với thân hình vạm vỡ, cao 1m8, đầu lớn rất phù hợp với vai Ngưu Ma Vương. Sau khi hóa trang, Dương Khiết thở phào vì từ thân hình đến dáng của Diêm Hoài Lễ đều hoàn hảo. Có sự giúp đỡ của Dương Hoài Lễ cảnh quay hôm đó hoàn thành một cách tốt đẹp.
Tạo hình nhân vật Ngưu Ma Vương của Diêm Hoài Lễ
Về sau những cảnh quay có nhân vật Ngưu Ma Vương, đặc biệt trong tập quay 14 và 17, vai diễn Sa Tăng không thể thay thế nên Dương Khiết đã mời Vương Phu Đường vào vai Ngưu Ma Vương. Cho dù hóa trang và trang phục này là một thử thách với diễn viên nhưng Vương Phu Đường vẫn hoàn thành tốt.
Nghệ sĩ Vương Phu Đường chụp hình lưu niệm cùng đạo diễn Dương Khiết
Năm 2005, Vương Phu Đường qua đời vì bệnh phổi. Điều khiến nhiều người bất ngờ là bốn năm sau đó Sa Tăng Diêm Hoài Lễ cũng ra đi cũng với lý do vì bệnh phổi. Truyền thông còn bình luận vai diễn Ngưu Ma Vương không chỉ hai diễn viên qua đời mà Thiết Phiến công chúa (vợ của Ngưu Ma Vương) cũng qua đời sớm...
Như Lai Phật Tổ "tái sinh"
Trong bộ phim Tây Du Ký năm 1986, vai Phật Tổ do Chu Long Quảng đóng. Tài tử kể lại, dù được đoàn phim Tây Du Ký mời đóng phim nhưng ở thời điểm đó, ông nghĩ hoài không ra mình sẽ đóng vai gì. Tuy nhiên có điều chắc chắn là nếu vai yêu tinh nhất định ông sẽ không đóng.
Chu Long Quảng thủ vai Như Lai Phật Tổ và thay đổi khác thường đến nay
Lúc ấy Chu Long Quảng đã là một diễn viên nổi tiếng nên mời ông tham gia phim không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng khi vào vai Phật Tổ Như Lai ông như một con người khác, danh vọng trước mắt không còn quan trọng đến sau này vẫn như thế mà không hiểu tại sao (?!). Chu Long Quảng có thói quen mỗi lần hóa trang xong, ông thường tìm một chỗ vắng để tịnh tâm và học kịch bản. Một lần đang cảnh quay ở chùa và nhắm mắt đọc kịch bản thì ông nghe tiếng tụng kinh "Nam Mô A Di Đà Phật" và trước mặt nhiều người đang bái lạy mình. Ông vội xua tay bảo mình chỉ là diễn viên nhưng họ vẫn thành kính cúi lạy và dâng hoa quả lên cho ông.
Họ nói mặc dù biết đoàn phim đang quay ở đây nhưng khi nhìn thấy ông như đang được gặp Như Lai Phật Tổ. Sau khi họ về, vị nghệ sĩ già 78 tuổi mang trái cây, hoa đặt lên bàn Như Lai trong chùa vì không được phép ăn hối lộ. Dễ thấy càng có tuổi, diện mạo của Chu Quảng Long càng có nét giống với vai diễn để đời của chính mình.
Những sự kiện ly kỳ về Tả Đại Phân mỗi khi hóa thân thành Bồ Tát
Tả Đại Phân cho đến bây giờ vẫn chưa thể lý giải được điều kỳ lạ khi thủ vai Quan Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký 1986: Có nhiều lần trời mây đen, mưa to, gió lớn nhưng khi bà hóa trang và bước ra ngoài thì trời quang mây tạnh.
Đáng nhớ nhất là cảnh quay trên Nga Mi Sơn, hôm ấy trời mưa lâm râm kéo dài từ sáng đến chiều. Lúc đó bà và Đường Tăng ngồi đọc kịch bản thì có nhiều người nói: "Quan Âm hết linh rồi, trời mưa kéo dài vẫn không ngớt". Thế nhưng khi nữ đạo diễn báo đến cảnh quay của Quan Âm Bồ Tát thì mưa nhẹ hạt dần và ngưng hẳn, mặt trời ló dạng và nắng rực rỡ.
Một lần khác đến Thành Đô thực hiện một cảnh quay trong tập "Nhân Sâm Quả", lúc đó trời ở đây mưa liên miên nên mọi người lo lắng sẽ hủy công việc. Tuy nhiên, khi Tả Đại Phân xuất hiện tại cảnh quay với trang phục Quan Âm Bồ Tát thì mưa gió không còn. Khoảng một tiếng đồng hồ sau cảnh quay của Bồ Tát, mưa lại trút xuống ào ào khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Đó chỉ là những câu chuyện ngoài lề đằng sau ống kính mà người đời truyền lại, cho dù thực hư ra sao thì cũng không hề ảnh hưởng đến tầm ảnh hưởng xuyên không gian, xuyên thời gian của Tây Du Ký 1986. Cũng chính nhờ điểm đặc sắc này từ cốt truyện mà bao nhiêu năm qua, Tây Du Ký đã trở thành tác phẩm được chuyển thể thành phim điện ảnh và game online nhiều lần nhất. Đặc biệt, Ngộ Không Truyền Kỳ chính là tựa game online xuất sắc nhất với 5 năm phát triển và là cộng đồng game thủ Tây Du Ký đông nhất lịch sử thị trường Việt.
Ngộ Không Truyền Kỳ là tựa game mobile lấy đề tài Tây Du Ký thành công nhất, sống lâu nhất và có cộng đồng lớn nhất
Trong Ngộ Không Truyền Kỳ, game thủ có thể chính tay thi triển được thần lực của Tôn Ngộ Không thông qua tính năng Hóa Thần, biến hình thành Tiểu Ngộ Không dễ thương hoặc Mỹ Hầu Vương cực ngầu. Hãy tham gia vào Tam giới TẠI ĐÂY để trải nghiệm cảm giác đi mây về gió, sức mạnh vô biên của Tôn Ngộ Không nhé.
(Nguồn: Tổng hợp)