Những năm gần đây, thị trường game Việt như lột xác hoàn toàn sau sự thành công của nhiều dự án. Từ việc Flappy Bird gây chao đảo các bảng xếp hạng game toàn cầu, đến việc game Việt xuất hiện ngày càng nhiều trên Steam đã trở thành minh chứng game Việt hoàn toàn có cơ hội tiến đến các thị trường quốc tế tiềm năng nhờ trình độ của Developer đã được nâng cao.
Thế nhưng nếu điểm lại các sản phẩm đã và đang thành công trên các Store game lớn nhỏ, có rất ít game thuần Việt, đa số game Việt trên các nền tảng như smartphone lại đi theo đề tài nước ngoài như Pokemon, thần thoại Châu Âu, Tam Quốc, Kiếm Hiệp… Điều này đã khiến nhiều người đặt ra dấu hỏi: Game thuần Việt đang ở đâu?
Đề tài nhiều nhưng chưa đủ sức hút
Kho tàng văn hóa Việt Nam trải qua hàng ngàn năm phát triển có vô số các điển tích, truyền thuyết, cổ tích hay đủ để khai thác trong nhiều năm. Chúng ta đã không còn lạ gì với Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám, Âu Cơ, Lạc Long Quân, An Dương Vương… Tất cả đều là những nhân vật mang khí chất Việt, hồn Việt rõ nét mà có lẽ người Việt Nam nào cũng biết.
Tuy nhiên thực tế việc biết là yêu thích lại là 2 chuyện khác nhau. Để biến những câu chuyện ngắn ngủi trong sách thiếu nhi trở thành những hình tượng văn hóa đại chúng không phải điều dễ dàng. Một phần vì chúng ta chưa thực sự đầu tư vào việc xây dựng, phát triển các nhân vật hình tượng này, phần khác vì thiếu kinh nghiệm làm nên chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Nhìn sang “hàng xóm” có thể thấy ngay biểu tượng Tôn Ngộ Không vô cùng nổi tiếng và được khai thác dưới nhiều phiên bản khác nhau như điện ảnh, truyện tranh, hoạt hình… Một số quốc gia khác như Mỹ thì có Super Man, Captain America… Nhật có Pokemon, Doremon… còn Việt Nam vẫn cứ loay hoay chưa biết chọn nhân vật nào đại diện cho văn hóa đại chúng.
Thử nghiệm thị trường quá nhiều rủi ro
Để làm một tựa game từ A - Z không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Vốn là một chuyện, tìm được nhân sự làm lại là chuyện đau đầu không kém. Có người làm rồi lại phải tìm hướng đi cho sản phẩm. Trung bình làm 1 game online trên smartphone mất khoảng 1 - 3 năm, thậm chí trên 5 năm tùy thuộc vào độ phức tạp của trò chơi. Thế nên khi làm game phải có tầm nhìn thị trường, phán đoán được xu hướng chơi game trong vài năm tới để game ra không bị “thọt”.
Làm game tại Việt Nam vẫn còn tốn rất nhiều thời gian, công sức và ngốn kinh phí không nhỏ - Ảnh từ Hiker Game
Việc phán đoán thị trường này rõ ràng không phải ai cũng làm được và làm tốt. Chưa kể phải đổ rất nhiều tiền để làm game, hao tổn thời gian và công sức. Chẳng ai biết chắc 100% game mình làm sẽ ra mắt thành công cả. Có quá nhiều thứ phải tính toán như chi phí quảng cáo, lương nhân viên, đối thủ cạnh tranh…
Có lẽ vì nhiều rủi ro đến vậy, thế nên các Developer Việt vẫn phải lựa chọn phương án an toàn bằng cách sử dụng những đề tài game lâu năm như Tam Quốc, Kiếm Hiệp, Châu Âu...đây đều là những “key” game vẫn được ưa thích đến ngày nay dù hơn chục năm tuổi. Như vậy khi ra game ít nhất sẽ bớt được một nỗi lo khó tìm kiếm người chơi.
Chuyển đổi cần thực hiện từng bước
Dù đi theo lối mòn có thể giúp bạn an toàn trong thời gian đầu, nhưng rõ ràng là không thể đi nhanh được. Chính vì lựa chọn những đề tài “an toàn” như Kiếm Hiệp, Tam Quốc, game Việt vô hình chung phải cạnh tranh với “hàng tấn” game đề tài này ngay trên sân nhà do các NPH (nhà phát hành) Việt nhập từ Trung Quốc về tung ra nhiều như “nấm sau mưa” đều đặn hàng tháng.
Sự cạnh tranh này ép buộc các Developer Việt phải thay đổi nếu không muốn “chìm nghỉm” trong hàng trăm game tương tự. Và đó là lúc nhiều sản phẩm quay lại với đề tài Việt như Huyết Chiến Thiên Hạ vừa mới xuất hiện thời gian gần đây đem cả An Dương Vương vào bối cảnh Tam Quốc.
Sự dịch chuyển từng bước này của Huyết Chiến Thiên Hạ rõ ràng rất khôn ngoan. Một mặt đưa tướng Việt vào game để tạo nên sự khác biệt, mặt khác vẫn giữ nguyên gameplay và bối cảnh Tam Quốc vốn được hàng triệu game thủ Việt yêu thích. Điều này khiến cho sản phẩm có sự mới lạ thu hút cộng đồng quan tâm hơn hẳn.
Hiện chưa rõ ngoài An Dương Vương ra, Huyết Chiến Thiên Hạ có đưa các nhân vật nổi tiếng khác vào game như Thánh Gióng, Thạch Sanh… vào game không, tuy nhiên bước tiến này rất đáng được hoan nghênh để từng bước tiến tới giấc mơ game thuần Việt. Bởi dù sao, đó vẫn luôn là mơ ước lớn nhất của game thủ Việt cũng như Developer Việt.
Độc giả quan tâm đến Huyết Chiến Thiên Hạ, có thể theo dõi fanpage trò chơi tại ĐÂY