“Ôi giời tiền nhiều sẵn rồi thì có gì chả Vip, Top server toàn đại gia tiền tỷ thôi có mấy trăm nạp game nhằm nhò gì” hay “Vip thì hơn ai cái gì, bọn đấy toàn bọn khệnh” - mỗi khi nhắc đến một nhân vật nào có item “khủng”, sở hữu một account tầm Vip trong game online thì chưa cần biết trắng đen ra sao, nhận xét đầu tiên của hầu hết người chơi là như vậy.
Beokaka - đại gia 5 phút “đốt” 35 triệu vang danh một thời
Lắm tài thì nhiều tật mà lắm tiền thì nhiều scandal, cộng đồng game thủ Việt xưa nay vốn đa nghi, thích trổ tài phán toán và không ít lần buông những lời đồn đại. Đại gia, giữa những cái sướng, cái oai, cái khệnh cũng đầy rẫy thị phi và mịt mù những tin đồn không hay.
Đối với thế hệ đại gia "cũ", họ rất ngại xưng danh trong các tựa game mới
Đó phải là những đại gia "đời đầu", từ thời chỉ với 500 đồng đã mua được 1 bữa ăn thì họ đã chi cả tiền tỷ vào bất cứ con game PC nào mà họ muốn... Ở thời đó, danh tiếng của họ vang xa đến mức hầu như ai cũng biết và đôi phần vị nể; tên họ xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn, trang chủ, báo game trong suốt cả một thập kỷ phát triển của làng game.
Tuy nhiên càng ngày thị trường game càng phát triển, chuyển dịch lên nền tảng mobile, cộng đồng ngày càng mở rộng và hiếu kỳ hơn, sự khác nhau về thế hệ cũng khiến các đại gia xưa ngại lộ mặt, ngại đao to búa lớn. Một phần vì họ bận, một phần vì họ có công việc kinh doanh riêng và không muốn bị game online ảnh hưởng nhưng một phần không nhỏ cũng là bởi, họ không thích trở thành chủ đề cho cả cộng đồng bàn luận, dù là tích cực hay tiêu cực.
Rất nhiều đại gia ngại xưng danh trong các tựa game mới
Xưa bị coi là "lấy tiền đè người", nay auto bị gọi là MOD/ADMIN
Rõ ràng là họ có tiền, họ dùng đồng tiền của bản thân để nạp vào game, việc nhân vật của họ mạnh lên là hoàn toàn xứng đáng. Thế nhưng xưa nay vẫn luôn có những cái nhìn dè bỉu vứt về phía đại gia mỗi khi kênh thế giới báo tin người này full set 10, người kia mua được đồ Hoàng Kim... thế rồi mỗi khi phải chạm trán những đại gia đồ khủng trên chiến trường và ăn hành sấp mặt, nhiều người lại lắc đầu ngán ngẩm, đổ toàn bộ lý do cho đồng tiền.
Hay như khi game online chuyển dần lên smartphone với đa dạng thể loại cũng như sự phát triển của công nghệ và MXH, "Mod" và "Admin" dường như đã trở thành câu cửa miệng của một bộ phận các game thủ Việt. Đương nhiên họ không có ác ý nhưng việc luôn lấy điều đó ra để áp đặt lên việc người khác tiêu tiền lâu dần sẽ trở thành thói xấu, khiến người nghe cực kỳ khó chịu. Nhiều khi không chịu đựng được sự uất ức, nhiều đại gia trẻ cũng đành phải vác bàn phím để bày tỏ nỗi lòng của bản thân.
Bị coi là "chảnh"
Thường từ "chảnh" hay "kiêu" gắn liền với các đại gia game online, điều này xuất phát từ việc nhắn tin hay hỏi han ít khi họ trả lời hay các sự kiện dù mời thế nào họ vẫn... từ chối. Cá biệt có trường hợp mời đi ăn uống để thương lượng mua lại một trang bị quý hiếm nào đó nhưng họ cũng thẳng thừng khước từ.
Nói chung, điều này cũng dễ hiểu khi không ai online chơi game chỉ chăm chăm trả lời những liên hệ từ những người không quan hay đi sự kiện với những người... quá yếu cả. Ngoài ra, mỗi món đồ quý đều là tâm huyết cũng như niềm đam mê, vì thế sẽ không dễ gì để mua lại được chúng mà không có quan hệ từ trước vì rõ ràng, với đại gia thì tiền không phải là tất cả.
Game không có đại gia sẽ chết, game ít đại gia sẽ mất cân bằng còn game nhiều đại gia sẽ vui và dễ sống
Nhiều game thủ cho đến bây giờ vẫn rất ác cảm với đại gia và cho rằng chơi game có đại gia thì sẽ không thể nào ngóc đầu dậy được mà không bình tĩnh suy xét lại. Một tựa game mà người người nhà nhà đều có xuất phát điểm giống nhau, không ganh đua, không phân đại gia - tiểu gia - dân cày, nhìn đâu đâu cũng là những kẻ cùng đẳng cấp thì chỉ có thể là game offline mà thôi. Thực tế đã chứng minh rằng: Đại gia là một phần tạo nên sức sống và sức hút của game, game càng hay thì càng có nhiều đại gia, game càng nhiều đại gia thì cộng đồng càng sôi động.
Lấy tựa game nhập vai bom tấn ra mắt mới đây nhất - Cửu Kiếm 3D làm ví dụ, dễ dàng nhận ra đại gia trong game này đông ngang ngửa dân cày nhưng người vui nhất lại... chính là dân cày. Game ít đại gia mới sợ, vì khi đó họ sẽ chơi với nhau, thống trị cả server. Còn Cửu Kiếm 3D với quá nhiều đại gia thiện chiến, họ sẽ chiêu mộ dân cày về cùng sát cánh chiến đấu và tự trở thành kẻ thù của nhau, cạnh tranh với nhau, server lúc nào cũng vui, 30 chưa phải là Tết, ý chí anh hùng cũng từ đó không lúc nào ngơi nghỉ.
Server có đại gia lúc nào cũng vui
Chưa hết, theo như các game thủ nhận định thì Cửu Kiếm 3D không phải là một con game mà tiền có thể thống trị tất cả, ví dụ như đại gia cũng phải tận dụng từng lượt phụ bản, đúc đồ chế đồ, tích cóp từng viên đá cường hóa và cũng phải toát mồ hôi hột mỗi lần cường hóa xịt. Cửu Kiếm 3D là một thế giới giang hồ rộng lớn, nơi mà ngồi mát không thể ăn bát vàng và nhất là trong một cuộc đua dài hơi, dân cày mới là người hưởng lợi. Đó có thể là từ việc bán đồ cho đại gia, nhờ đại gia trợ giúp trong những chiến trường khốc liệt, vân vân và mây mây.
Tạm Kết
Đại gia BeoKaKa tiêu 35 triệu trong 5 phút với Kiếm Thế, đại gia Lâm Tuyết Nhạn "nhẹ nhàng" rút nóng 270 triệu đồng chỉ để tranh Võ Lâm Minh Chủ, đại gia 9x đốt nửa tỷ đột phá Thần Binh 5 trong Cửu Kiếm 3D... có quá nhiều những pha tiêu tiền để đời mà tầng lớp đại gia đã "cống hiến" cho làng game Việt. Ở thời điểm đó, chắc chắn nhiều người sẽ lại tặc lưỡi: "Úi dào, người có tiền có khác, coi tiền như cỏ rác, thích vung lúc nào thì vung", thế nhưng rõ ràng là đã có câu: Đừng dạy nhà giàu tiêu tiền. Chúng ta sẽ không bao giờ biết những giá trị thực mà mỗi đại gia nhận được đằng sau con số phần nổi ấy, có khi nó còn là danh tiếng của cả một đời.