Game sinh ra là để giải trí, đó là mục đích ban đầu được mà các trò chơi điện tử được sinh ra. Tuy nhiên sau này, bên cạnh mục đích tối thượng đầu tiên thì game còn phải phục vụ mục đích là mang lại lợi nhuận cho nhà phát triển và nhà phát hành. Đó là lý do giải thích vì sao mà ngày càng có nhiều trò chơi điện tử ra đời với nhiều thể loại, nội dung cũng như đa dạng về hình thức thể hiện. Đây cũng là giai đoạn mà game bắt đầu phải nhận cái nhìn tiêu cực của xã hội và khái niệm “nghiện game” ra đời.
Sự “tiến hóa” kinh khủng của con người sau 20 năm nữa, nếu quá nghiện game
Não bộ của con người sẽ thay đổi khi chơi game. Một loại hormone giúp cho con người tăng cảm giác hưng phấn có tên dopamine sẽ tăng lên khi người chơi trải nghiệm trò chơi điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc game sẽ gây nghiện về phương diện sinh học và hóa học. Những hình ảnh rối loạn chức năng của não bộ trên MRI sau một thời gian mà người chơi chơi game là hoàn toàn có thật (theo Vinmec), điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của người chơi và tác động đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một điều sau thời gian 1 tuần chơi game có nội dung bạo lực hoặc những người chơi game thời gian dài trên 10 tiếng/ngày trong thời gian tương tự kể trên có khả năng bị giảm hoạt động ở vùng thùy trán dưới trái. Các vùng chức năng của bộ não, trong đó có cả một số vùng tập trung sự chú ý, vùng ức chế… sẽ bị hảnh hưởng.
Nếu thời gian chơi game dài và liên tục sẽ tác động cực kỳ tiêu cực đến nhận thức và cảm xúc của game thủ. Theo Vinmec “tác động hoạt hóa các hoạt động ít hơn ở vùng thùy trán dưới trái trong thời gian thực hiện có cảm xúc và ít hoạt hóa các hoạt động ở vùng vỏ khứu - hải mã não trước trong thời gian thực hiện trò chơi so sánh với kết quả chuẩn của nhóm chứng.”
Cũng giống như nhiều loại nghiện khác, người nghiện game thường không thể biết được mình đang bị phụ thuộc quá nhiều vào game. Game thủ sẽ bị mất kiểm soát về hành động của mình, dành nhiều thời gian hơn để chơi game và bắt đầu dẫn đến những hệ quả như bỏ rơi công việc, học tập hay các hoạt động thường nhật, thậm chí là rời bỏ các mối quan hệ xung quanh.
Hãy luôn nhớ, chơi game là để giải trí và luôn quan niệm rằng “mình chơi game chứ đừng để game chơi mình”. Game thủ đừng vì quá đam mê trò chơi điện tử nói chung và game online nói riêng mà đánh mất đi những điều quý giá với bản thân mình.