Tương truyền, kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại bác đại tinh thâm, trong cương có nhu, công thủ lưỡng tề đi kèm triết lý kiếm thuật sâu sắc. Đây là người có thể dùng vô chiêu thắng hữu chiêu, dùng lá cây để đả bại binh khí. Bộ kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm do ông ta sáng tạo ra có thể phá được mọi võ công trong thiên hạ chỉ bằng 9 chiêu thức. Mỗi một chiêu lại là khắc tinh của từng loại binh khí, chưởng pháp cũng như ám khí.
Độc Cô Cầu Bại có thực sự bất bại?
Thế nhưng, ông ta có thực sự vô địch? Độc Cô Cầu Bại là cái tên sinh ra vì chủ nhân của nó chưa hề thất bại. Đáng tiếc là, chẳng ai có thể biết được đối thủ của ông ta là ai. Tất cả những gì về nhân vật này đều do dân gian truyền miệng. Thời đại mà ông ta sống là lúc nào? Những cao thủ lúc bấy giờ liệu có xuất sắc được như lớp hậu bối: Dương Quá, Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung?
Độc Cô Cầu Bại tung hoành trong Đông Tà Tây Độc
Có thể bạn chưa biết: Đông Tà Tây Độc - game online lấy đề tài võ lâm Kim Dung nổi trội hiện nay chuẩn bị ra mắt vị tướng mới Độc Cô Cầu Bại. Cho đến giờ, sau khi tham khảo qua phiên bản nước ngoài, nhiều người chơi chỉ có thể thốt lên một từ “bá”. Nhân vật này không chỉ vô địch trong truyện Kim Dung mà khi vào game còn khiến nhiều anh em không ngóc đầu lên được. Để thách thức sức mạnh của Kiếm Ma, hãy đăng nhập ngay vào Đông Tà Tây Độc tại ĐÂY.
Lật lại từng bộ truyện Kim Dung, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, nhân vật Độc Cô Cầu Bại có những điểm rất bất hợp lý. Trong Thiên Long Bát Bộ lấy bối cảnh thời Bắc Tống, một người hiểu rõ toàn bộ các môn phái như Vương Ngữ Yên chẳng có lẽ lại không biết chút gì về vị cao thủ chưa một lần bại trận? Hoặc ít nhất thì Vương Ngữ Yên cũng phải từng nghe danh bộ kiếm thuật có thể phá giải mọi chiêu thức trong thiên hạ. Điều này chứng minh, Độc Cô Cầu Bại chắc chắn chưa xuất hiện vào thời Bắc Tống.
Một người am hiểu võ lâm như Vương Ngữ Yên còn không biết tới Độc Cô Cửu Kiếm
Trong Anh Hùng Xạ Điêu thời Nam Tống, Độc Cô Cầu Bại vẫn không hề xuất hiện. Bởi lẽ đây chính là giai đoạn Ngũ Bá tranh hùng. Một người ao ước được bại trận vì sao không tìm đến Vương Trùng Dương với Toàn Chân Kiếm Pháp hoặc Hoàng Dược Sư và Ngọc Tiêu Kiếm Pháp? Đó chẳng phải đều là những bộ kiếm thuật vang danh vào thời điểm đó hay sao? Một người có thể lấy cả cành trúc để đả bại các đỉnh cấp cao thủ mà ngay cả Nam Đế, Bắc Cái hay Trung Thần Thông đều không biết thì quả là rất phi lý.
Ngay cả thời Ngũ Bá Tranh Hùng cũng không xuất hiện Độc Cô Cầu Bại
Kết luận lại, vị cao thủ này chỉ có thể xưng bá vào thời điểm 100 năm giữa Thiên Long Bát Bộ và Anh Hùng Xạ Điêu. 100 năm không phải là một khoảng thời gian quá dài và thanh danh vô địch của một người khó mà biến mất nhanh như vậy. Đây chính là nghi vấn lớn nhất mà nhiều độc giả dành cho Kim Dung. Liệu Độc Cô Cầu Bại có thực sự bất bại?
Có những giả thuyết cho rằng, Độc Cô Cầu Bại chỉ giỏi lý thuyết. Những thứ mà trước giờ người khác bàn luận về ông ta đều được hư cấu lên rất nhiều. Còn thực sự, ông ta chưa từng đối mặt với ai mà chỉ tự tưởng tượng ra những đối thủ để nghĩ cách phá giải mà thôi.
Một số giả thuyết còn cho rằng, Độc Cô Cầu Bại chỉ giỏi lý thuyết
Và cái hay ở chỗ, những lý thuyết mà Độc Cô Cầu Bại truyền lại lại được những hậu bối sử dụng quá xuất sắc. Mỗi người đều có một phong cách của riêng mình, tận dụng điểm mạnh và che lấp đi điểm yếu. Chính nhờ những nhân vật như vậy, thanh danh của Độc Cô Cầu Bại mới tiếp tục tăng cao.
Một câu hỏi khác là: “Vì sao một con người bất bại lại cam chịu để võ học cả đời của mình thất truyền?”. Nếu như Đạt Ma đã tạo ra Thiếu Lâm Tự, Trương Tam Phong thành lập Võ Đang thì môn phái của Độc Cô Cầu Bại đã đi đâu?
Có lẽ, chính những hậu bối như Dương Quá, Lệnh Hồ Xung mới là những người đã giúp thanh danh của Độc Cô Cầu Bại tăng vọt
Một là Kim Dung đã sơ sót trong việc xây dựng nhân vật, còn không thì Độc Cô Cầu Bại phải là một nhân vật siêu đặc biệt để gạt bỏ tất cả hoài nghi này. Dù sao, đây vẫn luôn là vị cao thủ được các độc giả kiếm hiệp yêu thích. Họ còn dành tặng cho ông ta danh hiệu quý giá nhất “Kiếm sĩ vô địch của truyện Kim Dung”. Vậy theo bạn, danh hiệu này có xứng đáng hay không?
Nguồn: Internet