Epic Games bị phạt vì trốn thuế

Cục Thuế Tokyo phát hiện công ty con của Epic Games đã không khai báo doanh thu từ các giao dịch trong Fortnite ở Nhật Bản.

Hành vi trốn thuế của công ty con thuộc Epic Games diễn ra từ năm 2018 đến năm 2020. Công ty được yêu cầu hoàn trả số thuế còn thiếu và nộp phạt. Tổng số tiền là 3,5 tỷ Yên tương đương 23 triệu USD.

Epic Games tại Nhật Bản bị phạt vì không đóng thuế. Ảnh: AnimeWhiz.

Epic Games tại Nhật Bản bị phạt vì không đóng thuế. Ảnh: AnimeWhiz.

Epic Games xác nhận trong một bình luận với Bloomberg rằng họ quả thực không báo cáo doanh thu của mình. Theo công ty, họ đã làm điều này một cách không cố ý và có thể do sai sót ở khâu nào đó. Người phát ngôn của Epic, Natalie Munoz, cho biết: “Khi thấy được sự việc, chúng tôi đã nộp khoản thuế còn thiếu cho cơ quan chức năng phía Nhật Bản”.

Epic Games là công ty sản xuất trò chơi điện tử, nhà phát triển phần mềm và phát hành của Mỹ có trụ sở tại Cary, Bắc Carolina. Công ty được thành lập bởi Tim Sweeney với tên gọi ban đầu là Potomac Computer Systems vào năm 1991, cơ quan đặt tại nhà của cha mẹ ông ở Potomac, Maryland. Sau khi phát hành trò chơi điện tử thương mại đầu tiên, ZZT (1991), công ty đã đổi thành Epic MegaGames, Inc. vào đầu năm 1992 và bổ nhiệm Mark Rein giữ chức phó chủ tịch kể từ đó. Sau khi chuyển trụ sở chính về Cary vào năm 1999, studio đã đổi tên thành Epic Games.

Epic Games phát triển Unreal Engine, một công cụ trò chơi phổ biến trên thị trường, cung cấp giải pháp làm game, cũng được phát triển nội bộ cho trò chơi như Fortnite và Unreal, Gears of War và Infinity Blade. Năm 2014, Unreal Engine được Kỷ lục Guinness thế giới vinh danh là “công cụ trò chơi điện tử thành công nhất”.

Công ty cho hay đây là sự thiếu sót chứ không phải cố ý. Ảnh: ARAB NEWS.

Công ty cho hay đây là sự thiếu sót chứ không phải cố ý. Ảnh: ARAB NEWS.

Epic Games sở hữu các nhà phát triển trò chơi Chair Entertainment, Psyonix, Mediatonic và Harmonix cũng như nhà phát triển phần mềm dựa trên đám mây Cloudgine và điều hành các studio ở Seattle, Anh, Berlin, Yokohama và Seoul. Trong khi Sweeney vẫn là cổ đông kiểm soát, Tencent đã mua lại 48,4% cổ phần đang lưu hành, tương đương 40% tổng số Epic vào năm 2012 như một phần của thỏa thuận nhằm đưa Epic hướng tới trò chơi như một mô hình dịch vụ.