TIN LIÊN QUAN
Mặc dù nổi tiếng là trung tâm toàn cầu cho ngành công nghệ và trò chơi, với việc các game thủ đóng góp 22,1 tỷ đô la vào doanh thu toàn cầu của ngành vào năm 2021, Nhật Bản đã rất chậm chạp trong việc thích ứng với công nghệ di động. Một phần của sự chậm trễ này có thể là do độ tuổi trung bình của đất nước là 49,2, cao thứ hai trên thế giới, sau Monaco.
Nhật Bản cũng là một cường quốc toàn cầu về game với nhiều trò chơi được yêu thích nhất thế giới xuất hiện từ các studio phát triển trên khắp đất nước. Điều này có thể thấy thông qua bảng xếp hạng có sự góp mặt cũng những trò chơi từ studio ở đây hoặc quốc tế.
Theo các báo cáo công bố, Nhật Bản có thị trường trò chơi lớn thứ ba trên thế giới và có vẻ như đại dịch đã tác động không nhỏ đến thị trường di động với số lượng game tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021. Mặc dù thị trường hiện nay bình thường hóa cũng như trên toàn thế giới, số lượng game vẫn cao hơn 8% so với thời điểm trước đại dịch.
Các tựa game casual được cho là đang thống trị về số lượt cài đặt, với 15% tổng số lượt tải mới, tiếp theo là các tựa game RPG ở mức 13% và các game giải đố ở mức 12%.
Tuy nhiên, hiện tại là một câu chuyện khác với các tựa game bị giới hạn trong số các thể loại được khảo sát được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu. Các trò chơi RPG gắn liền với game hành động vẫn tăng đều ở mức 17%, tiếp theo là các trò chơi giải đố với 6%.
Game thủ di động Nhật Bản dùng hệ điều hành iOS, cửa hàng App Store chiếm 67% so với 33% trên Android. Tỷ lệ duy trì giảm nhẹ và giảm dần khi thời gian trôi qua. Đến ngày thứ 7, tỷ lệ giữ chân giảm xuống còn 9%. Tổng hợp lại, dữ liệu này cho thấy game thủ Nhật Bản có nhiều khả năng chọn các tựa game có chiều sâu giống với các sản phẩm console hoặc PC hơn.
Trong khi các trò chơi casual mặc dù đang ngự trị vẫn phải vật lộn để cạnh tranh với các thể loại vốn phổ biến ở quốc tế tại xứ hoa anh đào.