quốc tế_
Họ đặt tầm nhìn vào thị trường nước ngoài rộng lớn, quy mô ở nước ngoài, nơi có thị trường game triển vọng với lượng người dùng lớn, dễ đáp ứng thị hiếu và ưa chuộng game mô phỏng chiến thuật.
Khi thị trường nước ngoài có nhu cầu cao về game SLG, không khó để nhận thấy các nhà sản xuất game Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất phân phối các game từ trung bình đến “hardcore”, đặc biệt là thời gian ngành game xứ gấu trúc chưa bị siết chặt như hiện nay.
Chỉ tính riêng trong năm 2019, game di động SLG do các công ty Trung Quốc phát hành đã chiếm hơn 76% thị phần toàn cầu khiến thị trường SLG ở nước ngoài gần như trở thành ” sân chơi riêng”, và khiến sự cạnh tranh trong thể loại này gần như không có bởi đại lục là độc tôn.
Bên cạnh sự đổi mới liên tục của mô hình sản xuất “SLG +”, chi tiêu tăng dần cũng khiến ngày càng nhiều nhà làm game đầu tư cho dòng game này. Trong khi đó, lượng người SLG ngày càng đông đúc. Các hãng game như FunPlus, 37Games, Lilith Games, Youzu Games… thường xuyên tung ra các sản phẩm và đổi mới nhiều nhằm kích thích người chơi.
Sau một thời gian, nhánh game “match-3 + RPG” trở nên phổ biến cùng với SLG của đại lục ở nước ngoài. Trò chơi giải đố đã trở thành thể loại game có độ phủ sóng lớn nhất ở châu Âu và Hoa Kỳ với quy mô thị trường 5,1 tỷ đô la Mỹ. Trong khi, trò chơi match-3 trị giá hơn 3,4 tỷ đô la Mỹ.
Puzzle & Dragons của công ty trò chơi Nhật Bản, tiếp theo là Empires & Puzzles từ Small Giant Games (được Zynga mua lại vào năm 2018) vào năm 2016 nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm game xứ tỉ dân. Hai game này cũng đã đạt được thành công lớn ở thị trường châu Âu và Mỹ, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu hàng tháng trên 10 triệu đô la Mỹ.
Cho đến nay, vẫn nhiều game mobile SLG như Tam Quốc Chí: Chiến Thuật Bản, Hồng Đồ Chi Hạ… thuộc SLG được ưa chuộng trên khắp thế giới.