Mới đây, VTV24 đã đăng tải một phóng sự với tiêu đề “Tình trạng trẻ phụ thuộc vào Internet trong thời gian học trực tuyến” trên channel YouTube của mình. Phóng sự này nói về việc một bộ phận lớn học sinh hiện nay đang bị phụ thuộc vào mạng Internet, bên cạnh việc học trực tuyến, trong đó, đương nhiên là có cả game. Và hình ảnh của Liên Quân đã xuất hiện như vậy.
Ảnh cắt từ phóng sự của VTV24
Trong phóng sự có nói về việc trong thời gian học trực tuyến, nhiều gia đình có con nhỏ học ở nhà, song vì bố mẹ phải đi làm nên đành phải để cho các em tự giác trong việc học và sử dụng internet. VTV cũng lấy ví dụ về một gia đình “Hơn bốn tháng qua, thời gian mà hai cậu con trai của cậu dành cho internet đã gia tăng đáng kể”.
Ảnh cắt từ phóng sự của VTV24
Ngoài các hoạt động như học trực tuyến, xem Facebook, YouTube sau giờ học hay thậm chí là cả trong những tiết học “cảm thấy không hứng thú”, ngoài ra thì còn có “chơi game cùng bạn”. VTV nói “Đây cũng là hiện trạng chung của nhiều gia đình khi bố mẹ không thể trực tiếp quản lý việc sử dụng Internet của con.
Ảnh cắt từ phóng sự của VTV24
Theo thống kê, Việt Nam hiện nay là một trong 20 nước sử dụng internet nhiều nhất trên thế giới. Thời gian sử dụng trung bình của 94% người dùng hiện nay là 6 tiếng/ngày, bao gồm cả trẻ em. Đây là vấn đề đáng báo động khi tỉ lệ trẻ sử dụng và phụ thuộc vào internet, đặc biệt là trong mùa dịch ngày càng gia tăng”.
Ảnh cắt từ phóng sự của VTV24
Trong phóng sự của VTV cũng có những hình ảnh của game, đặc biệt là Liên Quân Mobile và đi cùng với đó là Đấu Trường Danh Vọng. Điều này cũng không có gì lạ lẫm bởi Liên Quân vốn nổi tiếng là có một tựa game có lượng người chơi nhí rất lớn. Trong clip, không khó để thấy hình ảnh Liên Quân lặp đi lặp lại như một cách để nói về sự phổ biến của tựa game này trong cộng đồng game thủ, đặc biệt là đối với các em học sinh.
“Thưởng cho con bằng việc chơi game, đó hoàn toàn có thể trở thành một trong những lý do khiến cho trẻ phụ thuộc nhiều hơn vào internet. Không chỉ tạo ra những thói quen không tốt cho trẻ mà việc này còn khiến trẻ đối mặt với nhiều rủi ro.” – VTV nói.
Ảnh cắt từ phóng sự của VTV24
Theo PGS.TS. Trần Thanh Nam “Thứ nhất là dẫn đến cho các con mất cân bằng, lạm dụng và dẫn đến nghiện internet, nghiện game, nghiện mạng xã hội. Thứ hai là các vấn đề bảo mật thông tin khi các con có rất nhiều nguy cơ để tiếp cận các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy…”