Hóa ra Chu Du “hộc máu mà chết” trước Gia Cát Lượng là vì lý do này!

Không có nhiều, hay có thể nói là hiếm có tựa game chiến thuật nào mang đến một lối chơi tương tác “đậm đặc” như Tam Quốc Liệt Truyện.

Tham gia ngay Fanpage tại địa chỉ: https://www.facebook.com/tqlt.gamota/ Có người nói, game chiến thuật là thể loại game “gây ám ảnh”. Ám ảnh bởi sự toan tính, tính toán từng đường đi nước bước, ám ảnh bởi game thủ của dòng game này “ăn thua” nhau bởi cái đầu, ám ảnh bởi bản thân thua kém hay ám ảnh bởi đối thủ quá giỏi và cuối cùng là ám ảnh làm thế nào để đoạt được thiên hạ.

Chu Du trước khi chết còn ngẩng mặt lên trời mà than rằng “Đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”. Chu Du chết không phải bởi bản thân là một kẻ hèn kém, nếu không muốn nói Du là một trong những kỳ tài của thời đại bấy giờ. Thế nhưng, Du vẫn còn kém Lượng một phần. Dẫu biết rằng, cái chết được điển tích hóa ấy của Chu Du phần nào đến từ ngòi bút của La Quán Trung. Song sự thật thì vẫn là trong cuộc đấu trí này, kẻ thua vẫn là Chu Công Cẩn (Chu Du).

Nói vậy mới thấy, việc hơn thua nhau không phải nhờ vào sức mạnh cơ bắp mà phải dựa vào nền tảng trí tuệ. Sự tính toán khéo léo, toan tính chuẩn mực, biết địch biết ta ắt sẽ trăm trận trăm thắng. Và để làm được điều đó thì cần phải biết bản thân mình mạnh yếu ở những điểm nào và làm sao để khắc chế đối phương. Cách sử dụng tướng và binh sĩ cũng chính là một trong mấu chốt của vấn đề này.

Biết và hiểu cách vận tướng, dụng binh của những bậc kỹ trị nổi tiếng như Hàn Tín, Gia Cát Lượng để áp dụng vào cuộc sống mà tiêu biểu là trong những tựa game chiến thuật như Tam Quốc Liệt Truyện, người chơi sẽ nhận về được nhiều thành quả. Muốn binh mạnh, tướng phải giỏi, muốn tưởng giỏi phải có một tấm lòng rộng mở và một cái chí vượt cõi bốn bể. Lưu Bị đã làm thế để có trong tay những Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu… Game thủ cũng có thể làm vậy để có thể đoạt được thiên hạ trong Tam Quốc Liệt Truyện.

Như đã nói, nắm bắt được điểm mạnh yếu của bản thân sẽ có thể khắc chế được đối phương. Nếu bạn không thể có trong tay thiên thời, địa lợi thì vẫn có thề nhờ vào nhân hòa mà chiến thắng. Nếu bạn mạnh về Cung Binh, hãy chủ động tấn công Thương Binh, nếu bạn yếu về Kỵ Binh, hãy tránh tối đa Thương Binh mà tấn công Cung Binh bởi sự linh động của nhóm này là vô cùng yếu. Đây chính là cách khắc chế mà gần như tựa game chiến thuật nào cũng có, thế nhưng, có để làm cảnh hay có thể vận dụng tối đa thì lại là một điểm khác mà không có nhiều sản phẩm làm được.

Trong Tam Quốc Liệt Truyện, áp dụng cách khắc chế này không phải chỉ để “cho có” mà sẽ là quyết định xem sự thành bại của người chơi trước đối thủ. Game thủ có thể kéo thả binh lực của mình vào những vị trí trọng yếu của đối phương mà bản thân mình cảm thấy có thể khắc chế được. Người chơi có thể vẽ những đường cong “mềm mại” nhưng đậm chất chiến thuật để giành chiến thắng. Thế nhưng, đừng đùa với tính năng này, sử dụng sai thời điểm, sai đối tượng thì việc “ lê lết” trở về của người chơi gần như là chắc chắn.

Nói vậy để thấy, biết mình biết ta, hiểu địch hiểu mình ắt sẽ giành được lợi thế trên chiến trường. Chu Du vì không biết mình, không hiểu hết Lượng mà có cái kết bi thảm của cuộc đời. Muốn có trong tay thiên hạ, hãy sử dụng khéo léo tính năng kéo thả lính thú vị của Tam Quốc Liệt Truyện – tựa game chiến thuật chuẩn Tam Quốc sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới.