Là sản phẩm được lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình nổi tiếng, thẻ Ultraman đã trở thành món đồ chơi được các bạn thiếu niên, nhi đồng ưa chuộng. Giá cả những chiếc thẻ này dao động từ 1 cho tới vài trăm USD. “Một chiếc thẻ sẽ có giá trị hàng trăm hoặc hàng nghìn nhân dân tệ sau hai năm.” Đây là một mánh lới quảng cáo phổ biến được các đại lý kinh doanh thẻ Ultraman sử dụng khi họ bán thẻ.
Mới đây, một em bé 10 tuổi đã bỏ ra 9.800 nhân dân tệ để mua thẻ Ultraman trong 10 ngày trên Weibo đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Con trai 10 tuổi của cô Duẩn ở Hà Nam (Trung Quốc) đã chi 9.800 nhân dân tệ để mua thẻ Ultraman trong vòng 10 ngày, và số tiền này là tiền lì xì của cậu bé trong dịp Tết Nguyên đán.
Bà Duẩn cho biết, tiền tiêu vặt của đứa trẻ năm trước chưa đến 100 tệ, nhưng thực tế giờ cháu đã tiêu gần 10.000 tệ để mua thẻ. Đứa trẻ giải thích rằng nó muốn mua đồ ăn nhẹ, và người bán hàng đã giới thiệu một tấm thẻ. "Chủ cửa hàng tiện lợi nói rằng tốt hơn hết là nên mua thẻ. Những chiếc thẻ này vẫn có thể bán lấy tiền." "Ban đầu cháu muốn mua thẻ với giá một hoặc hai đô la, nhưng ông chủ nói rằng những thẻ này là không xịn nên cháu đã mua hơn ba trăm đô la. Người chủ còn dặn cậu bé không được nói với bố mẹ về những chiếc thẻ mà mình đã mua của anh ta. "
Chủ cửa hàng này cho rằng, việc các em nhỏ đến mua thẻ không phải lỗi của doanh nghiệp, việc phụ huynh không chăm sóc cẩn thận con em mình mới chính là vấn đề.. Hiện tại, cơ quan thực thi pháp luật tại Hà Nam – Trung Quốc đã vào cuộc.
Theo quy định của Bộ luật dân sự nước này, người chưa thành niên trên 8 tuổi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc thực hiện hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện hoặc được sự đồng ý, phê chuẩn của người đại diện theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là, các chủ cửa hàng không những không nên dùng lời lẽ để hướng dẫn trẻ em tiêu số tiền lớn mà còn phải có trách nhiệm thuyết phục và ngăn chặn trẻ vị thành niên thực hiện hành vi tiêu dùng đó.