Được biết, thị trường game mini Trung Quốc đạt doanh thu 60 tỷ nhân dân tệ vào năm 2024, trong đó game mini IAA sẽ đạt hơn 10 tỷ tệ. Trên thực tế, các nền tảng Netflix, The New York Times, Linkedin, Spotify đã cố gắng bổ sung trải nghiệm trò chơi casual khác nhau vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, xét đến số lượng người dùng và tầm ảnh hưởng của nền tảng YouTube trên toàn thế giới, khó có nền tảng nào cạnh tranh được. Nhiều bên hiện đang bắt đầu tung ra các sản phẩm tương tự, phát triển trò chơi mini tương tự như Trung Quốc.
So với tổng số 30 game trong đợt thử nghiệm cuối năm ngoái, ở lần phát hành toàn cầu này, Google chính thức tuyên bố số lượng game mini trên YouTube sẽ lên tới con số hàng trăm, bao gồm Angry Birds, Cut the Rope, Spider Cards cùng nhiều IP trò chơi casual phổ biến ở nước ngoài, chẳng hạn như Ludo, Xiaoxiaole và Wordle. Trong số đó, Trung Quốc có hơn 70 game được cấp phép. Ví dụ, trò chơi tiêu biểu là Tile Master của Poke City là một trong những sản phẩm đầu tiên được ra mắt trên YouTube.
Ttrong những tháng tiếp theo, khi tính năng này dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới, cộng đồng phát triển Playables sẽ hướng đến game IAA nhiều hơn. Sự thịnh vượng hiện tại của IAA không chỉ ở thị trường game mini mà khả năng cao cũng sẽ phát triển ở nhiều mảng khác. Facebook, công ty đã sản xuất trò chơi mini trong nhiều năm, đã đề xuất phương án chỉ bán quảng cáo và không nhận thêm bất kỳ khoản hoa hồng nào. Được biết, ngay cả khi không nhận hoa hồng, Facebook vẫn có thể nhận được gần một nửa doanh thu từ các trò chơi mini.
Và nếu YouTube áp dụng mô hình tương tự Facebook thì IAA đương nhiên sẽ là sản phẩm chủ đạo của nền tảng này. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, một khi game mini trên YouTube bắt đầu phát triển, sẽ có nhiều hướng để xây dựng game. Một số sản phẩm có thể chơi ngay giai đoạn ban đầu là Angry Birds Showdown, Words of Wonders, Cut the Rope, Tomb of the Mask và Trivia Crack cùng một số trò chơi phổ biến khác. Ngoài ra, còn bao gồm trò chơi Stack Bounce do Google cung cấp trong dịch vụ trò chơi mini HTML của mình và GameSnacks được phát triển bởi nội bộ Area 120 của Google. Mục tiêu của GameSnacks là đưa trò chơi đến với người dùng tại các thị trường mới nổi – nơi Android đang thống trị.