QUỐC TẾ_ Đấu La Đại Lục là tiểu thuyết văn học được phát hành vào năm 2010, trải qua 11 năm và có nhiều thành tựu, độ phổ biến rộng khắp tại đại lục.
Làn sóng kinh tế kỹ thuật số tại Trung Quốc ngày càng phát triển. Các IP gốc (bản quyền trí tuệ) trong môi trường Internet tiếp tục nổi lên, tạo nên sức sống mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa đại lục.
IP không chỉ là một biểu tượng văn hóa quốc gia, mà còn là một tài sản quan trọng trong sự phát triển trên toàn thế giới. Những IP đại lục hiện nay chủ yếu xoay quanh IP game, IP văn học, IP phim truyện và IP hoạt hình.
Mới đây, hãng thông tấn Trung ương Trung Quốc Tân Hoa Xã đã công bố Báo cáo Chỉ số IP công nghiệp văn hóa Tân Hoa Xã (2021). Trong đó, việc xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện từ 4 khía cạnh quan trọng là sự tham gia của người dùng, phổ biến, phát triển IP và mở rộng đa văn hóa.
Tổng cộng có 113 IP, sau cùng hãng công bố 50 IP hàng đầu. Trong đó, Đấu La Đại Lục là IP xếp vị trí số 1 trong nhóm.
Đấu La Đại Lục là tiểu thuyết văn học được phát hành vào năm 2010, trải qua 11 năm và có nhiều thành tựu, độ phổ biến rộng khắp tại đại lục.
Bạn có thể thấy, hiện nay có rất nhiều game phát triển từ IP này. Thời gian gần đây hàng loạt game mobile mới chất lượng được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học mạng này.
Đấu La Đại Lục: Tuyệt Thế Đường Môn, Đấu La Đại Lục: Võ Hồn Giác Tỉnh, Đấu La Đại Lục: Hồn Sư Đối Quyết, hay trước đó là Tân Đấu La Đại Lục đều là những tựa game được đông đảo người chơi yêu thích, dành nhiều sự mến mộ.
Sự thành công của IP này cũng phải nói đến công lao sáng tạo mới của Tencent. Hãng game tại Thâm Quyến, Quảng Đông đã xây dựng một mô hình sáng tạo văn hóa mới bằng cách sử dụng Đấu La Đại Lục và nhanh chóng tạo nên cho mình một cộng đồng lớn mạnh.
Tencent đứng đầu danh sách top 50 hãng game sử dụng IP thành công nhất, trong đó có 27 IP đình đám được game thủ biết đến và yêu thích. Các IP đó đến từ trò chơi, hoạt hình, phim ảnh và văn học mạng.