Khái niệm “high-fantasy” và lý do giới game thủ cuồng dòng game này đến vậy

Những tựa game về đề tài này xuất hiện dù hiếm hoi nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho người chơi.

Giống như những tiểu thuyết tiên hiệp, kiếm hiệp của Châu Á, ở Châu Âu, các nhà văn, nhà sản xuất phim ảnh hoặc game online cũng có định nghĩa riêng về một thế giới khác lạ tràn đầy phép thuật, tinh linh, thần thánh… Thế nhưng, cùng là định nghĩa “fantasy” (tưởng tượng), thế giới ảo phong cách Châu Âu này lại có chút phức tạp hơn. Chúng được chia thành “high-fantasy” và “low-fantasy”.

 Bạn có biết về low/high-fantasy?

Bạn có biết về low/high-fantasy?

Chắc chắn bạn đọc đã từng ít nhiều nghe tới những cái tên như Lord of The Rings, A Song of Ice and Fire, Eragon. Chúng đều là những bộ tiểu thuyết cực kỳ ăn khách trên khắp thế giới. Để mô tả về “high-fantasy”, từng câu chuyện trên chính là dẫn chứng dễ hiểu nhất. Đó là một thế giới xa xôi, kỳ ảo, nơi có những giống loài mới lạ như Tiên, Rồng, Người Lùn, Orc… Ở nơi đây, mọi thứ sẽ bị chi phối bởi cổ ngữ, tiên thuật, lời nguyền và vô số yếu tố độc đáo khác. Và đặc biệt, chúng hiện hữu khắp mọi nơi chứ không phải tự giấu mình khỏi xã hội!

 (ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Ngược lại với high (cao) thì chắc chắn là low (thấp) rồi. Ở “low-fantasy”, vẫn những thế giới kỳ ảo ấy nhưng lại được đưa đến gần với cuộc sống thật hơn. Mọi chi tiết về phép thuật, ma quỷ hay siêu năng lực đều được giấu kín và tránh khỏi sự hiểu biết của người thường. Tác phẩm nổi danh của khái niệm này chính là Harry Porter hoặc series phim truyền hình nổi tiếng Supernatural.

 (ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Nếu áp định nghĩa này vào loạt game online tại Châu Á, có thể dễ dàng thấy tiên hiệp sẽ là high-fantasy còn kiếm hiệp chỉ là low-fantasy mà thôi. Các đồng đạo võ lâm chắc chắn sẽ luôn giấu mình khỏi con mắt của thiên hạ và chỉ có tiên hiệp mới có thể đưa yêu ma ngụy dị xuất hiện. Dù sao thì, loạt game online tại Châu Á vẫn chưa có phân định rạch ròi giữa 2 khái niệm này và thường “lồng ghép” chúng với nhau, tạo ra những món ăn hỗn tạp.

 Tiên hiệp của Châu Á cũng có thể coi là high-fantasy

Tiên hiệp của Châu Á cũng có thể coi là high-fantasy

Có rất nhiều game thủ kỳ cựu thừa nhận yêu thích cái phong cách Châu Âu hơn là đám kiếm hiệp, tiên hiệp. Ở trong từng bộ phim, tiểu thuyết hay game online, chúng đều nhất nhất tuân theo quy luật của low/high-fantasy ngay từ đầu và tạo ra cái mạch cảm xúc khó chối từ cho người xem. Đôi khi nút thắt của toàn bộ câu chuyện cũng là nhờ việc tuân thủ quy định ngầm này. Cứ nhớ lại những lần Bộ Trưởng Bộ Pháp Thuật phải điên đầu vì Harry vô tình phạm phải một quy định nào đó, lộ ra cả giới phù thủy mà xem.

 High-fantasy chính chủ Châu Âu vẫn có chiều sâu hơn hẳn

High-fantasy "chính chủ" Châu Âu vẫn có chiều sâu hơn hẳn

Không chỉ vậy, về cơ bản, high-fantasy “chính chủ” Châu Âu có chiều sâu hơn hẳn high-fantasy Châu Á (tiên hiệp). Một tựa game tiên hiệp sẽ chỉ quanh đi quẩn lại giữa 3 thế lực chính: Tiên - Nhân - Ma. Còn một tựa game high-fantasy thì như ở trên đã nói, có rất nhiều các chủng tộc khác biệt. Nhờ vậy, không chỉ đa dạng hóa cách khai thác trên phim, truyện mà còn khiến lựa chọn nhân vật của người chơi trong game phong phú hơn hẳn. Chỉ riêng việc khai thác mâu thuẫn giữa từng chủng tộc đã có thể khiến tựa game ấy đáng nghiền ngẫm hơn rất nhiều rồi.

 Việc được lựa chọn giữa các chủng tộc luôn rất thú vị

Việc được lựa chọn giữa các chủng tộc luôn rất thú vị

Tại Việt Nam, đã từng có nhiều tựa game high-fantasy xuất hiện và chiếm được cảm tình của đông đảo người chơi: MU Online, Cabal, Shaiya… Ngoài việc tiên phong cho gameplay mới lạ, chúng đều là những siêu phẩm được đánh giá cao khi sử dụng phông nền high-fantasy. Người Việt vốn “sính ngoại” và những tựa game này dù chỉ hé lộ vài bức ảnh thôi cũng đã đủ quyến rũ biết bao anh tài rồi. Theo anh Duy Đức - một game thủ Shaiya kỳ cựu: “Nói thật thì, vào game để săn rồng, diệt quỷ chuẩn phong cách châu âu vẫn khoái hơn. Game tiên hiệp bây giờ cũng có rồng, có quỷ đấy mà nó… tàu lắm!”.

 Những siêu phẩm ngày trước như Shaiya, Cabal, MU Online chính là ví dụ cho high-fantasy game

Những siêu phẩm ngày trước như Shaiya, Cabal, MU Online chính là ví dụ cho high-fantasy game

Cuốn hút là thế nhưng cơ hội để trải nghiệm high-fantasy thường không nhiều. Các nhà phát hành “ngại” mạo hiểm và chỉ đem về những sản phẩm quen thuộc. Dần dần, thị trường game lại dính vào cái cảnh 10 game thì 9 là kiếm hiệp, một game còn lại không phải tiên hiệp thì cũng là casual. Phải rất hiếm hoi mới có một tựa game high-fantasy khác biệt hoàn toàn như S Online.

Có thể nói, tựa game này đang rất thuận lợi khi chọn thời gian sắp tới để ra mắt. Khi mà người chơi đang quá chán nản, khát khao một hương vị mới thì tạo hình nhân vật 18+ cực sexy, gameplay độc nhất vô nhị cùng phong cách Châu Âu lâu lâu mới thấy của S Online chính là những yếu tố giúp tựa game này thu hút đông đảo người mong ngóng đến vậy.

Bạn đọc có thể tìm hiểu về S Online tại địa chỉ: fb.com/s.online.sohagame

Khái niệm “high-fantasy” và lý do giới game thủ cuồng dòng game này đến vậy
Khái niệm “high-fantasy” và lý do giới game thủ cuồng dòng game này đến vậy
 S Online là tựa game hiếm hoi lấy đề tài high-fantasy vào thời điểm này

S Online là tựa game hiếm hoi lấy đề tài high-fantasy vào thời điểm này

Đã từ lâu, nhiều game thủ Việt bất bình rằng: “Tại sao khi muốn tìm high-fantasy, tôi lại phải về chơi game offline?”. Với mật độ ra game online dày đặc như hiện nay, chẳng lẽ kiếm hiệp, tiên hiệp Trung Quốc vẫn là chưa đủ? Thiết nghĩ, các NPH nên bắt đầu tìm kiếm và du nhập những xu thế mới để thỏa mãn người chơi thay vì chỉ tập trung vào loạt chủ đề quen thuộc này. Liệu rằng trong tương lai, những sản phẩm đủ “độc”, đủ hay như S Online có tiếp tục xuất hiện? Chúng ta hãy cùng chờ xem!