Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất?

Suy tính triết lý đời người không ai hơn được Kim Dung; khát khao tìm ra bản ngã không ai vượt được Cổ Long.

Dạo qua khắp chốn giang hồ, chẳng khó thể thấy những văn đàn bàn luận về sức nặng của Kim Dung và Cổ Long, độ dài cũng có khi lên cả ngàn chữ. Ấy vậy mà vẫn thật khó để đi đến 1 câu trả lời. Cụ Kim mất. Người ta có câu rằng Kim rồi cũng về với Cổ. Nghe dù buồn mà cũng vẫn phải gật gù đồng thuận.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 1.

Hai người này thực sự là khác nhau. Khác theo kiểu người là triết gia, người là nghệ sĩ. Khó lòng so sánh, khó lòng định lượng, khó để nói rằng ai nhất bởi bản thân họ đều có những cái nhất của riêng mình

Suy tính triết lý đời người không ai hơn được Kim Dung; khát khao tìm ra bản ngã không ai vượt được Cổ Long

Ngay từ câu hỏi khởi nguyên về nhân sinh - sinh mệnh để tạo nên cảm hứng tác phẩm, Kim Dung và Cổ Long đã có những góc đứng vô cùng khác.

Câu hỏi của Kim Dung là: "Ta là ai?".

Còn Cổ Long hỏi: "Chân trời còn bao xa nữa?".

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 2.

Ý nghĩa đời người, mang tầng tầng lớp lớp ý nghĩa về cái gọi là đầy đủ, sung túc chính là điều được bút pháp Kim Dung chọn làm kim chỉ nam. Còn với Cổ Long, chỉ trăn trở 1 điều rằng, giữa cuộc đời phiêu bạt, trong sự cô độc bủa vây, đâu mới là chốn trở về.

Anh hùng trong truyện Kim Dung đứng giữa nhân tình thế thái: anh hùng trong truyện Cổ Long cả cuộc đời chỉ có 2 việc, sinh tồn và tử vong

Có một sự thật rằng, tiểu thuyết của Cổ Long không được các nhà sản xuất ưu ái làm lại nhiều lần như Kim Dung, cũng chính là bởi ý này.

Hiệp khách của Kim Dung chính là hiệp khách của chốn dân gian, chính là giống như bạn và tôi những con người của cõi phàm tục này, mãi luôn bị nhân tình thế thái bao vây, cha mẹ – sư trưởng – bằng hữu – quân thần, dân gian – gia tộc – miếu đường – giang hồ, các loại quan hệ, các hiệp khách đều phải đối mặt.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 3.

Hệ thống nhân vật chính trong truyện Kim Dung có lai lịch rõ ràng, đặt giữa nhiều mối quan hệ và nhân tình thế thái

Những nhân vật của Kim Dung họ đều có lai lịch rõ ràng. Đọc giả có thể biết được tuổi thơ của họ, phong cách nói chuyện của họ, mối tình đầu của họ. Họ bị Kim Dung đẩy vào chốn giang hồ, cũng giống như bạn từ ghế nhà trường bước vào xã hội vậy, muôn vàn sóng gió, muôn vàn trắc trở, mỗi hy vọng mà họ có được, mỗi một cạm bẫy, mỗi một bước trưởng thành, bạn đều cảm thấy được rất rõ ràng.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 4.

Ngay đến cả nhân vật có lai lịch bất minh như Vi Tiểu Bảo, ít nhất thì chúng ta cũng biết được mẹ ruột của y là ai

Hiệp khách của Cổ Long thì lại không như vậy. Hễ viết về nhân vật nhỏ, thì phải mời ra quán rượu; hễ viết đến cuộc sống của Vương công Thần giả, cũng chỉ có tấm thảm Ba Tư, thịt sườn bò, mỹ nữ thoát y ngả vào lòng. Ông viết không được rõ ràng là họ ăn cái gì, tặng nhau lễ vật gì, nói những chuyện gì.

Hiệp khách của ông không có lai lịch, tựa như những vì sao lẻ loi, dường như là khi trời đất bắt đầu, ngay cái thời khắc mà cánh cửa giang hồ mở ra, thì họ đã lạnh lùng ở trong đó rồi. Họ mãi mãi đang đi đường, nhưng lại không biết sẽ đi về đâu. Đọc giả không biết được quê hương của họ, không biết được mối tình đầu của họ. Bạn có thể biết rõ người đàn bà bên cạnh họ lúc này, nhưng lại không biết là họ đã từng yêu ai.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 5.

Trương Trí Lâm hóa thân thành Lục Tiểu Phụng trong bộ phim Lục Tiểu Phụng truyền kỳ (2006).

Anh hùng Kim Dung ít khi chọn đối chiến vào ban đêm; anh hùng của Cổ Long trước giờ không thích quyết định số phận của mình vào ban ngày

Hiệp khách của Kim Dung, thường thường là võ sĩ chói lọi như mặt trời.

Khi sống điều mà họ tâm đắc là "anh hùng hảo hán, vì nước vì dân"; điều mà họ hát trước khi chết là "hãy thiêu hủy tấm thân tàn của ta, hỡi ngọn lửa thánh hỏa rừng rực". Trận chiến vĩ đại nhất của họ khi ở thành Tương Dương, trên núi Hoa Sơn, Quang Minh đỉnh, ở Nhạn Môn quan đều diễn ra vào ban ngày; đoàn thể lớn mạnh nhất của họ, thứ mà họ tôn sùng là ngọn lửa nóng bỏng; người có võ công mạnh nhất trong họ có họ Đông Phương, võ công lợi hại nhất tên Quỳ Hoa (hoa mặt trời), tất cả đều chỉ hướng về mặt trời.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 6.

Tiêu Phong đường đường chính chính đánh bại quần hùng ở Thiếu Lâm tự.


Hiệp khách của Cổ Long, lại là những hiệp khách thuộc về đêm trăng.

Sở Lưu Hương rõ là thuộc về đêm trăng: "Biết ngài có bạch ngọc mỹ nhân, khéo léo khắc thành, vô cùng xinh đẹp, không thể dằn lòng tưởng đến. Giữa đêm nay, đạp trăng tới lấy".

Phó Hồng Tuyết là người thuộc về đêm trăng; "Trăng sáng ở nơi nào? Chính là ở trong lòng chàng, trái tim của chàng chính là ánh trăng".

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 7.

Anh hùng của Cổ Long, trước giờ không thích quyết định số phận của mình vào ban ngày. Mỗi một vị hiệp khách đều theo khí chất màn đêm nồng nặc. Chính như A Phi là con sói dưới đêm trăng, Tây Môn Xuy Tuyết là tảng băng giá dưới đêm trăng, Lục Tiểu Phụng là tinh linh dưới đêm trăng, Lý Tầm Hoan là thần dưới đêm trăng. Vậy nên, những trận chiến vĩ đại nhất của Cổ Long thường là diễn ra vào buổi tối.

Kim Dung chuộng kiếm, Cổ Long chuộng đao

Kiếm là vua của các loại của vũ khí, sắc bén, cao quý, tao nhã, cân đối. Hiệp khách giang hồ của Kim Dung là thiên về dùng kiếm, trong 14 bộ tiểu thuyết, đao thật sự chiếm vai chính chỉ có ba bộ: "Tuyết sơn phi hồ", "Phi hồ ngoại truyện", "Uyên ương đao", còn lại gần như toàn bộ đều là thiên hạ của kiếm.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 8.

Phó Hồng Tuyết (Chung Hán Lương) mạnh mẽ trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao

Trái ngược với kiếm, đao là cuồng khách trong các loại binh khí, thô lỗ, bạo lực, dứt khoát. Hiệp khách giang hồ của Cổ Long, suy cho cùng là giang hồ thuộc về đao khách. Trong tiềm thức của Cổ Long, thường là cảm thấy kiếm là giả tạo, xem thường người khác, tự phụ. Một loại nhân vật là ông thích viết nhất, chính là con cháu danh gia khoác theo bảo kiếm, không biết trời cao đất dày, sau đó bị người ta lăng nhục đủ điều, ngược đãi đủ điều. Cổ Long thích dùng những thanh đao cao ngạo để phá vỡ cái thế giới lập dị này.

Kết hợp thế giới võ hiệp Kim Dung và Cổ Long - Bước đi táo bạo của tựa game đến từ người Việt

Có người nói Kim Dung như hỏa, Cổ Long như băng, khó lòng cùng xuất hiện.

Chỉ có thể trong game online, trong một thế giới ảo mà giới hạn chỉ tồn tại khi con người ta muốn thế, điều này mới được hiện thực hóa.

Tinh tế và chiều lòng cả 2 trường phái người hâm mộ.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 9.

1 vũ trụ kiếm hiệp đủ rộng lớn, tại sao không?

Tân Minh Chủ trước nay vẫn được biết đến như 1 tựa game chiến thuật thẻ tướng khai thác đề tài Kim Dung xuất sắc nhất từ trước đến nay do chính tay người Việt phát triển. Ở đây, game thủ có thể gặp lại toàn bộ các anh hùng vốn chói lọi như mặt trời, cùng tập hợp những cao thủ đệ nhất và so kèo khắp võ lâm, nắm trong tay những bí kíp võ công danh trấn thiên hạ cùng các bậc thầy dụng kiếm.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 10.

Rõ ràng, phong cách "cross over" đã được khai thác rất nhiều, điển hình như trong thế giới siêu anh hùng và được đón nhận rộng rãi. Sau khi khai phá thế giới võ hiệp Kim Dung trong Tân Minh Chủ, nhiều game thủ đã bày tỏ mong muốn gặp lại các nhân vật bước ra từ thế giới của Cổ Long, hiện thực hóa những trận đánh kinh điển trước nay chỉ có trong tưởng tượng. Lý Tầm Hoan đối đầu Độc Cô Cửu Kiếm? Kiếm và đao liệu sẽ là một cuộc đối chiến mãn nhãn đến thế nào?

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 11.
Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 12.

Lý Tầm Hoan là viên gạch đầu tiên mở ra "vũ trụ kiếm hiệp" trong Tân Minh Chủ

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 13.

Và được đánh giá là một trong số những tướng cực bá ở đầu game, chỉ là có phần cô độc

Và với lợi thế sản xuất độc lập, năng lực dồi dào và dày dặn kinh nghiệm, Hiker Games đã từng bước chiều lòng game thủ bằng cách xây dựng nên một giang hồ đủ rộng lớn, đủ trời và trăng, đủ chói lọi nhưng cũng không thiếu ánh trăng cô độc để tất cả các anh hùng Kim - Cổ có cơ hội giao duyên. Trong những diễn biến mới nhất, Tân Minh Chủ sẽ tiến hành update thêm 2 tướng Cổ Long mới, bên cạnh Tiểu Lý Phi Đao và bắt đầu cho anh chàng này những duyên phận đầu tiên.

Kim Dung như Thiếu Lâm, Cổ Long như Võ Đang. Người là hỏa, kẻ là băng, ai mới là hơn nhất? - Ảnh 14.

2 tướng Cổ Long mới sẽ xuất hiện tại Tân Minh Chủ trong bản cập nhật 7.0

Hiện tại, phản ứng của cộng đồng đều rất hào hứng trước thông tin này, phần nào cho thấy việc tạo nên một thế giới võ hiệp rộng lớn không giới hạn là điều hoàn toàn có thể trong Tân Minh Chủ.

Liệu 2 vị tướng mới sẽ là ai? Liệu ánh trăng cô độc của Cổ Long có trung hòa được mặt trời chói lọi mà Kim Dung đã tô vẽ? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Link tải: https://tanminhchuvn.onelink.me/Dbn7/gamek