Lửa Chùa đứng Top 3 thế giới, nhưng Free Fire “nằm mơ” mới bằng được PUBG Mobile về điều này

Dù Lửa Chùa có lọt top ba game mobile trên toàn cầu song vẫn khó có thể bằng được PUBG Mobile về thành tích này.

Trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, Free Fire hay còn được game thủ Việt gọi bằng cái tên "Lửa Chùa" xuất sắc đứng thứ ba trong top 10 game mobile có doanh thu cao nhất trên toàn cầu theo thống kê của Superdata. Điều đáng nói là, trong bảng xếp hạng này, phiên bản PUBG Mobile Trung Quốc với tên gọi là Peacekeeper Elite đã tụt hạng từ vị trí độc tôn thường thấy xuống thứ 4.

Lửa Chùa đứng Top 3 thế giới, nhưng Free Fire “nằm mơ” mới bằng được PUBG Mobile về điều này - Ảnh 1.

PUBG Mobile tại các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam đã "mất dạng" trong top 10 này. Trước đó trong tháng 6, PUBG Mobile vẫn đứng ở vị trí thứ 6 theo thống kê của Superdata. Tuy nhiên, vẫn khó có thể phủ nhận, đây là tựa game bắn súng sinh tồn phổ biến bậc nhất trên nền tảng di động. Kể từ khi phát hành vào năm 2018, tựa game battle royale đã thu hút hàng triệu lượt tải xuống và có được lượng người dùng và doanh thu khổng lồ.

Lửa Chùa đứng Top 3 thế giới, nhưng Free Fire “nằm mơ” mới bằng được PUBG Mobile về điều này - Ảnh 2.

Doanh thu này tính cả phiên bản PUBG Mobile Trung Quốc

Sensor Tower vừa công bố một báo cáo, tiết lộ rằng PUBG Mobile đã thu về 500 triệu USD chỉ sau 72 ngày. Trên thực tế thì PUBG Mobile đã tạo ra hơn 3.5 tỷ USD từ người chơi kể từ khi được phát hành. Trong năm 2020 này, PUBG Mobile đã đạt doanh thu khổng lồ 1,6 tỷ USD. Đáng kinh ngạc hơn nữa là theo Sensor Tower, tựa game đứng thứ hai là Lửa Chùa của Garena chỉ thu về 395 triệu USD, bằng ¼ so với những gì PUBG Mobile đạt được.

Lửa Chùa đứng Top 3 thế giới, nhưng Free Fire “nằm mơ” mới bằng được PUBG Mobile về điều này - Ảnh 3.

Doanh thu này tính cả phiên bản PUBG Mobile Trung Quốc

Tất nhiên, theo thống kê này của Sensor Tower thì PUBG Mobile đã tính cả phiên bản tại thị trường Trung Quốc là Peacekeeper Elite, nơi người dùng nước này đóng góp tới 1.9 tỷ USD , chiếm 53% tổng doanh thu của PUBG Mobile kể từ 2018. Tại Mỹ, người chơi nước này đóng góp cho PUBG Mobile 450 triệu USD, tức khoảng 13.6% doanh thu, tiếp theo là Nhật Bản với 5,5%. Đáng ngạc nhiên, App Store của Apple là nền tảng sinh lời nhiều nhất cho PUBG Mobile, chiếm 80% tổng chi tiêu của người chơi.

Lệnh cấm của Ấn Độ chỉ mới có hiệu lực trong khoảng một tuần, vì vậy doanh thu của trò chơi vẫn chưa bị ảnh hưởng. Với việc Ấn Độ chiếm 24% cơ sở người dùng của mình, sự sụt giảm lớn về số lượng người dùng có thể tác động không nhỏ tới tham vọng của PUBG Mobile trong tương lai.

Lửa Chùa đứng Top 3 thế giới, nhưng Free Fire “nằm mơ” mới bằng được PUBG Mobile về điều này - Ảnh 4.

Theo báo cáo của Sensor Tower, PUBG Mobile đã thu hút hơn 770 triệu lượt tải xuống, trong đó người dùng Ấn Độ dẫn đầu với 24% tổng số lượt cài đặt là 185.5 triệu, tiếp theo là người dùng Trung Quốc với 16.4%. Thị trường xếp thứ ba là Hoa Kỳ với 6,3% tổng lượt tải xuống. Trong khi App Store của Apple dẫn đầu về doanh thu mang lại thì Google Play của Google lại chiếm số lượng lượt tải xuống cao hơn, chiếm 65,3% tổng số tiền.

Quyết định cấm PUBG Mobile gần đây của chính phủ Ấn Độ đã loại bỏ 24% cơ sở người dùng của tựa game này. Trong một nỗ lực để lấy lại thị trường Ấn Độ, PUBG Corporation, đã thông báo rằng họ sẽ cắt đứt quan hệ với Tencent ở Ấn Độ và được cho là đang tìm kiếm một đối tác phát hành tại quốc gia này.