TIN LIÊN QUAN
Theo báo cáo, 72% phụ nữ trên toàn thế giới chơi một số loại game trong vòng 6 tháng qua. Tuy nhiên, về việc tự nhận mình là game thủ chỉ có 35% so với 51% game thủ nam.
Khi game thủ nữ trở thành một phần nổi bật hơn trong bối cảnh nhiều trò chơi ra đời và mở rộng nền tảng, có những trường hợp phân biệt giới tính và vấn đề phân biệt ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong không gian trò chơi hiện nay. Theo cuộc thăm dò của Newzoo, ở Anh chỉ có 39% phụ nữ được hỏi cảm thấy rằng “chơi game mang lại cảm giác thân thuộc”, trong khi ở Mỹ, con số này cao hơn một chút, khoảng 48%.
Những người trả lời là nam giới không đưa ra ấn tượng cao hơn đáng kể, với tỷ lệ lần lượt là 50% và 62% ở Anh và Mỹ. Thật vậy, việc công nhận cộng đồng chơi game thuộc nữ giới còn nhiều vấn đề còn tranh cãi, đối với bất kỳ ai.
Theo một báo cáo của Vương quốc Anh, 43% số người được hỏi đồng ý với tuyên bố “cảm thấy được thể hiện tốt trong các trò chơi”, trong khi ở Mỹ báo cáo là 49%. Tuy nhiên, cuộc thăm dò không chỉ rõ đây là trong trò chơi với người chơi hay với sự phát triển trò chơi.
Ở khía cạnh tích cực hơn, Newzoo cũng nhận thấy rằng thị trường game di động là cách game thủ nữ dễ thể hiện bản thân so với các nền tảng khác. Game PC đứng ở vị trí thứ hai. Tương tự, người chơi nam được thăm dò ý kiến là sử dụng nền tảng PC nhiều nhất, đứng thứ hai là chơi game mobile. Điều này cũng khá dễ hiểu khi con gái thường chơi những game nhẹ nhàng, sử dụng điện thoại thường xuyên bởi smartphone như một “phụ kiện thời trang” đối với cánh chị em.
Báo cáo không bao gồm bất kỳ thông tin nào về thói quen chi tiêu vào trò chơi. Một báo cáo trước đây về Esports chỉ ra rằng nữ game thủ chơi các trò chơi Esports chi tiêu nhiều hơn so với nam giới, mặc dù hình thành một bộ phận cho rằng điều này ngược lại.
Cho đến nay, nữ giới đã gia nhập ngành game sâu rộng nếu không xét đến vấn đề chức vụ quản lý ngành game (nam luôn nhiều hơn nữ). Game thủ nữ chơi game, trở thành “idol”, KOL, streamer ngày càng nở rộ và có được tiếng nói của riêng mình.