Trước hết hãy phân tích giai đoạn trước level 4:
Ryoma: Sở hữu chất tướng đặc biệt nhất trong các đấu sĩ khi có tầm đánh và tung chiêu vô cùng xa, vượt qua khả năng tiếp cận của các đấu sĩ thông thường. Chính vì lẽ đó, Ryoma luôn trên cơ mọi đối thủ với khả năng cấu rỉa khá khó chịu của mình. Đặc biệt, nội tại “Kiếm quyết” và “Nhất kích tất sát” đem lại hiệu ứng làm chậm và choáng, gây khá nhiều bất lợi cho việc ra lane farm lính khi mà Ryoma sẵn sàng rình rập tung chiêu bất cứ lúc nào. Đây sẽ là thời điểm rất khó khăn với mọi đối thủ kể cả Omen khi rõ ràng tầm đánh và ra chiêu của vị tướng này khá ngắn so với Ryoma
Omen: Trước level 4, Omen có 2 hiệu ứng khống chế đó là khả năng kéo và gây choáng nhẹ đến từ “Sát kiếm” và làm chậm đến từ “Sát niệm”. Tuy nhiên với “Sát niệm” đây lại là chiêu thức khá bị động khi chỉ gây ra hiệu ứng làm chậm nếu có đòn đánh thường gây ra lên Omen. Do đó, khi đối đầu với Ryoma, Omen sẽ bất lợi hơn khá nhiều khi muốn tạo ra lợi thế đè đường. Hơn nữa, nội tại của Omen đòi hỏi phải tích đủ 5 đòn đánh để có thể kích hoạt , tất nhiên với lợi thế tay dài thì Ryoma chắc chắn không để Omen dễ dàng tiếp cận lính để có thể tích đủ số lần đánh này.
=
Ryoma : 4,5/5
Omen: 4/5
Sau khi lên level 4: Cán cân sức mạnh đã có sự thay đổi.
Lợi thế của Ryoma chính là cấu rỉa tầm xa đến một thời điểm sẽ ra tay kết liễu đối thủ. Do đó, việc áp sát hắn chính là mấu chốt để khắc chế sức mạnh của vị tướng này. Và với chiêu cuối vô cùng bá đạo, Omen đang nắm phần lợi thế khi có yếu tố khắc chế lại Ryoma.
Với “Sát vực”, Omen có thể giam giữ Ryoma trong đấu trường của riêng mình trong 5s, giảm thiểu sát thương gây ra từ đối thủ. Chỉ cần trúng chiêu thức này, Ryoma sẽ khó lòng phát huy được hiệu ứng làm choáng đến từ “Nhất kích tất sát” cũng như lượng sát thương tay đến từ nội tại và ultimate “Loạn trảm” sẽ không còn là vấn đề với Omen nữa. Đặc biệt khi kết hợp thêm với “Sát niệm” tăng tới 50% miễn thương, Ryoma không bao giờ có thể là đối thủ với Omen khi đứng trong đấu trường này. Tuy nhiên, thời gian hồi chiêu của “Sát vực” khá lâu,lên tới 40s. Vì vậy nếu người chơi có kĩ năng tốt có thể né được chiêu thức này, Ryoma vẫn sẽ có lợi thế hơn Omen khá nhiều khi các chiêu thức của vị tướng này đều có thời gian hồi rất nhanh. Còn nếu tính trong một kèo đấu solo khi mà cả 2 đã tung ra được hết chiêu thức trúng đích thì Omen vẫn có phần nhỉnh hơn so với Ryoma.
Omen: 4,5/5
Ryoma: 4/5
Lượng sát thương tay
Cả 2 đều có cho mình lượng sát thương khá đặc biệt. Đó là sự cường hóa đến từ nội tại vô cùng mạnh mẽ, biến cả 2 trở thành những nhân vật đáng sợ ở khu vực đường Kinh Kong này.
Nếu như bỏ hết các chiêu thức qua một bên và đấu tay đôi:
Về phần Ryoma: Cứ sau mỗi 5s, vị kiếm khách sẽ chém ra đường kiếm khí gây 198 sát thương vật lý, đồng thời giảm 50% tốc chạy của đối thủ trong 2s, kẻ địch trúng rìa chiêu sẽ nhận thêm 50% sát thương vật lý. Rõ ràng trên sàn đấu giữa 2 ông trùm này, Ryoma đem đến một lượng sát thương lớn ổn định theo thời gian.
Về phần Omen: Nội tại của Omen có phần bất ổn định hơn khi phải tích đủ 5 đòn đánh để có thể cường hóa bản thân ở đòn đánh tiếp theo, tăng 60 tốc chạy và 25% tốc độ đánh, cùng với đó là 60 sát thương chuẩn. Điều này khiến cho việc Omen phụ thuộc rất nhiều vào lượng đồ tăng tốc độ đánh. Trong khi cứ mỗi 5s thì Ryoma đều tăng được sức mạnh từ đòn đánh tay thì Omen sẽ phải vất vả hơn trong việc kích hoạt nội tại cho bản thân. Bù lại khi kích hoạt được, Omen sẽ khá hung bạo khi gây ra được lượng sát thương chuẩn – kiểu sát thương mà bất kì vị tướng nào cũng sợ. Kết hợp với ngọc hút máu, Omen trở nên trâu bò và mạnh mẽ hơn nhiều so với Ryoma.
Sau một hồi lòng vòng phân tích, Hội đồng đã cảm thấy quá đau đầu khi không biết ai mới là kẻ chiến thắng chung cuộc khi mà cả 2 đều sở hữu cho mình những sức mạnh rất riêng đều có thể khắc chế được nhau và chiếm ưu thế tại từng thời điểm khác nhau. Do đó thắng bại tại kĩ năng, Hội đồng mong rằng các Kiện tướng sẽ tự đưa ra được kết quả cho mình với kĩ năng cá nhân vượt bậc phát huy sức mạnh của 2 ông trùm này nhé.