Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm?

Liệu Sa Tăng ẩn chứa sự thật gì?

Nói một cách dễ hiểu thì trong tâm thức hàng triệu triệu người xem Tây Du Ký suốt bao nhiêu năm nay, cái ác luôn bị trừng trị, yêu quái thì luôn thua và có nhân ắt phải có quả. Mãi sau này, khi Tây Du Ký được thổi hồn vào game online, phim truyền hình hay phim hoạt hình đi chăng nữa thì thứ khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn nhất vẫn chính là việc trừng trị kẻ ác, thu phục yêu quái, săn Boss lượm bảo vật như một điều tất - lẽ - dĩ - ngẫu.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 1.
Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 2.

Dù trong game hay trong phim, lẽ phải vẫn luôn chiến thắng

Nhớ lại thời gian trước khi "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện" càn quét các phòng vé, một phần dư luận cho rằng hình tượng Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng trong phim được xây dựng trần trụi quá, tàn nhẫn quá, ghê rợn quá, làm mất đi hết bản chất của 4 thầy trò Đường Tăng trong ký ức của người xem. Ấy là khi Ngộ Không mưu mô quỷ quyệt, Trư Bát Giới mở cả quán "thịt người" còn Sa Tăng thì suýt "nhai" hết cả một làng chài nhỏ, kể ra, người xem sốc cũng là phải.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 3.

Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện đã khai thác một khía cạnh hoàn toàn khác của 4 thầy trò Đường Tăng

Thế nhưng nghĩ một cách khách quan thì Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện có thể bị gọi là thổi phồng sự thật, chứ không hề bóp méo sự thật, có chăng là Tây Du Ký 1986 đã cố tình "giấu" cái sự thật đó đi và chỉ nhắc cho người đọc biết qua những lời tự sự của các nhân vật mà thôi. Đặc biệt là nhân vật Sa Tăng, trong một vài những tranh luận gần đây của cộng đồng Ngộ Không Truyền Kỳ, các game thủ đã trình bày rất nhiều những quan điểm cá nhân của mình về việc Tam đệ đã được "thiên vị" như thế nào trong Tây Du Ký 1986, các độc giả muốn "hóng" có thể tham gia TẠI ĐÂY.

Tóm tắt một chút về "tiền án tiền sự" của Sa Tăng

Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng (卷帘大将), là chức để coi việc trông rèm cho Ngọc Đế, năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Nói về tội ác trước khi được cảm hóa của Sa Tăng, Tây Du Ký 1986 không dám trực tiếp kể lại, cũng chẳng có bất kỳ tập phim tái hiện quá khứ nào, tuy nhiên chỉ cần nghe về sự tích chiếc vòng đeo quanh cổ của Sa Tăng mà ngẫm, hẳn sẽ không ít người phải rùng mình.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 4.

"Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem".

Trong "Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh" được viết trước khi tác phẩm "Tây Du Ký" ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: "Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt".

Trong tạp kịch "Tây Du Ký" Sa Tăng nói: "Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta sâu thành chuỗi vòng cổ này".

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 5.

Hóa ra, những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần, đó là lý do trong "Tây Du Ký" thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10. Quả thật, tội ác của Sa Tăng không chỉ man rợ theo nghĩa đen mà còn rợn tóc gáy theo nghĩa bóng, càng nghĩ càng ám ảnh, càng tưởng tượng càng rùng mình.

Từ quá khứ man rợ cho tới hình ảnh Tam đệ hiền hòa

Nếu nói về tội ác thì Sa Tăng xứng đáng là "kẻ giết người" hàng loạt trong số các đồ đệ của Đường Tam Tạng, nhưng sau khi được cảm hóa, lại trở thành nhân vật ôn nhu nhất, bình tĩnh nhất và có phần "nhàn nhã" nhất với công việc gánh hành lý của mình. Rất ít khi người ta thấy Sa Tăng đánh nhau hay dùng phép, kể cả khi Đường Tăng bị bắt thì Sa Tăng cũng chỉ thường giữ trọng trách trông hành lý và trông... ngựa mà thôi.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 6.

Thậm chí trong mắt của nhiều game thủ Ngộ Không Truyền Kỳ, Sa Tăng là một nhân vật có tính cách ba phải, không dám đấu tranh chống lại những thói xấu của Trư Bát Giới. Ở bên cạnh một sư huynh hiếu thắng, nóng tính, cao ngạo lại là tay "rách trời rơi xuống" với bao chiến tích lẫy lừng quá khứ như Tôn Ngộ Không, Sa Tăng tuyệt nhiên chưa từng để lộ năng lực thực sự. Sa Tăng tránh giao chiến với Ngộ Không vì sợ Tề Thiên Đại Thánh, tránh luôn cả việc hàng yêu phục quái bởi tự nhắm mình võ nghệ tầm thường.

Và dụng ý của Ngô Thừa Ân

Không một chi tiết nào trong Tây Du Ký 1986 là thừa thãi và đặc biệt, mỗi nhân vật đều gánh vác trên mình một sứ mệnh thông điệp nhất định, Sa Tăng cũng vậy. Ngẫm lại một chút, với một kẻ từng hùng cứ một phương, đất trời không sợ, được mệnh danh là "kẻ bất tử" vì đã ăn thịt Đường Tăng đến 9 lần nhưng lại thay đổi tâm tính nhiều nhất, sẵn sàng chịu đựng, chịu "giấu mình" trong một vỏ bọc hoàn hảo để thể hiện cảnh giới tu tâm dưỡng tính ở mức độ cao nhất. Tôn Ngộ Không đôi khi vẫn ngông cuồng chấp niệm, phạm lỗi tày trời, Trư Bát Giới vaẫn tham ăn, háo sắc, chỉ có Sa Tăng mới thay đổi tâm tính một cách hoàn toàn triệt để, như thể đó là hai bản tính không liên quan gì đến nhau.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 7.

Nhớ lại suốt ngần ấy tập phim, Sa Ngộ Tĩnh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc và không tỏ ra giận dữ khi bị phê bình, theo sư phụ của mình một cách kiên định trong suốt cuộc hành trình tới khi đến đích. Pháp danh của Sa Tăng vì thế là Ngộ Tĩnh: Tĩnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tĩnh để mà kham nhẫn, chịu đựng. Vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại tượng trưng bằng 81 kiếp nạn, người quyết chí tu hành mới hoàn thiện chính mình và giác ngộ.

Tạm Kết

Cái hay của Tây Du Ký không chỉ nằm ở bề nổi mỗi tập phim mà phần lớn nằm ở quá trình cảm ngộ của chính người xem sau khi xem nó. Bởi vậy nên 3 chục năm công chiếu, vẫn còn quá nhiều điều để nói về 81 kiếp nạn, về từng nhân vật mà rất ít người có thể tường tận được.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 8.

Nếu bạn cũng là một fan của Tây Du Ký thì Ngộ Không Truyền Kỳ có lẽ vẫn luôn là sự lựa chọn đứng số 1 thị trường game Việt hiện nay. Đây không chỉ là cộng đồng game thủ Tây Du Ký đông đảo nhất mà còn chính là tựa game khai thác đề tài Tây Du Ký thành công nhất từ trước đến nay. Chuyện được đi mây về gió, gặp gỡ các nhân vật Tây Du Ký hay được tự do sáng tạo nên hành trình thỉnh kinh của bản thân chỉ là một phần, quan trọng là với Ngộ Không Truyền Kỳ, tất cả các game thủ có chung đam mê sẽ đều được giao thoa hội tụ, biết đến nhau bởi cái duyên và quyết định ở lại dài lâu bằng chính cái tình.

Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 9.
Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 10.
Sa Tăng: Kẻ tàn bạo nhất lại được người đời gắn mác “hiền đệ”, Tây Du Ký 1986 đã “lừa” người xem suốt 30 năm? - Ảnh 11.

Chơi thử Ngộ Không Truyền Kỳ và thu phục yêu quái, nhận lấy bảo vật TẠI ĐÂY.